4/05/2021 12:42
Tiếc nuối là một dạng bám chấp mà chúng ta có thể quán chiếu và giải phóng nhờ thực hành chính niệm.
Nhiều người trong chúng ta thường xuyên bị ám ảnh bởi tiếc nuối nhưng lại chưa thực sự mở lòng để thực sự trải nghiệm và hiểu đúng bản chất của nó.
Cảm giác tiếc nuối có thể bị phát khởi bởi một điều gì đó mà bạn hay ai đó đã làm hoặc không làm hoặc đôi khi kết hợp cả hai trường hợp.
Bạn có thể bị một ký ức tồi tệ đeo bám hoặc cảm thấy hối tiếc về một hành động của mình trong quá khứ. Thật ra, nỗi đau dù lớn đến mấy hay kỷ niệm buồn thế nào cũng đều có thể buông xả và chúng ta không nhất thiết phải bám chấp vào nó. Một bậc thầy tâm linh từng chia sẻ về sự nuối tiếc trong chính cuộc đời ông: ‘Cảm giác tiếc nuối vẫn còn đó. Nhưng nó không còn là thứ cảm giác nặng nề có sức mạnh kéo ta lại.’
Khi bạn vẫn cảm thấy dằn vặt hay bị níu kéo, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bám chấp vào quá khứ. Sống một cuộc đời có chiều sâu tâm linh có nghĩa là chúng ta có khả năng buông bỏ mọi sự bám chấp vào quá khứ hay tương lai và thực sự an trú trong phút giây hiện tại ở đây và bây giờ. Tự phán xét bản thân hay ước mong quay ngược bánh xe thời gian chẳng mang lại lợi ích gì.
Tiếc nuối thường biểu hiện thành một cảm giác khó chịu mà ban đầu bạn có thể không nhận ra. Hãy nhận biết sự tiếc nuối đúng với bản chất của nó để chúng ta không bị nó kéo đi quá xa.
Nhận diện và trải nghiệm cảm giác tiếc nuối khi nó phát khởi. Hãy tự nhủ: ‘Đây là sự tiếc nuối. Cảm giác nuối tiếc đang phát khởi trong lòng. Ta đã nhận ra nhà ngươi, vị khách không mời.’ Thử để ý xem sự nuối tiếc khiến cơ thể bạn phản ứng ra sao. Bạn có cảm thấy nghẹn nơi cuống họng hay đôi khi là cảm giác giống như đầy bụng khó chịu. Khi quán chiếu như vậy, bạn sẽ nhận ra rằng trải nghiệm ấy khá mong manh chứ không hề kiên cố như bạn tưởng và bạn có thể phá bỏ nó.
Dần dần, bạn sẽ khám phá ra rằng sâu bên dưới sự tiếc nuối có thể ẩn chứa một điều gì đó bạn chưa dám đối diện. Hoặc có thể bạn đang bị tiếc nuối đeo đẳng bởi bạn là người quá cầu toàn, nhìn mọi việc quá tách bạch trắng đen, luôn tự cho mình là đúng hoặc sai.
Hãy tự hỏi: phải chăng trải nghiệm khiến ta cảm thấy tiếc nuối xảy ra ngay tại đây vào lúc này? Chắc là không. Vậy thì tại sao phải phiền não? Bằng cách này, bạn sẽ nhận ra điều gì đã là quá khứ và điều gì là hiện tại đang diễn ra cần được trân trọng.
Tiếc nuối quá khứ hay âu lo về tương lai là tự khước từ giây phút hiện tại nhiệm màu của cuộc sống. Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn có cả hạnh phúc và khổ đau, chúng ta chỉ có thể đạt được sự cân bằng và tự tại nếu biết tỉnh thức và thấu hiểu chân lý rằng mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống đều vô thường, không ngừng biến đổi, cũng như mọi trải nghiệm cảm xúc đều đến rồi đi trong từng khoảnh khắc.
Hãy suy ngẫm:
Cảm giác tiếc nuối có thể bị phát khởi bởi một điều gì đó mà bạn hay ai đó đã làm hoặc không làm hoặc đôi khi kết hợp cả hai trường hợp.
Bạn có thể bị một ký ức tồi tệ đeo bám hoặc cảm thấy hối tiếc về một hành động của mình trong quá khứ. Thật ra, nỗi đau dù lớn đến mấy hay kỷ niệm buồn thế nào cũng đều có thể buông xả và chúng ta không nhất thiết phải bám chấp vào nó. Một bậc thầy tâm linh từng chia sẻ về sự nuối tiếc trong chính cuộc đời ông: ‘Cảm giác tiếc nuối vẫn còn đó. Nhưng nó không còn là thứ cảm giác nặng nề có sức mạnh kéo ta lại.’
Khi bạn vẫn cảm thấy dằn vặt hay bị níu kéo, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bám chấp vào quá khứ. Sống một cuộc đời có chiều sâu tâm linh có nghĩa là chúng ta có khả năng buông bỏ mọi sự bám chấp vào quá khứ hay tương lai và thực sự an trú trong phút giây hiện tại ở đây và bây giờ. Tự phán xét bản thân hay ước mong quay ngược bánh xe thời gian chẳng mang lại lợi ích gì.
Tiếc nuối thường biểu hiện thành một cảm giác khó chịu mà ban đầu bạn có thể không nhận ra. Hãy nhận biết sự tiếc nuối đúng với bản chất của nó để chúng ta không bị nó kéo đi quá xa.
Nhận diện và trải nghiệm cảm giác tiếc nuối khi nó phát khởi. Hãy tự nhủ: ‘Đây là sự tiếc nuối. Cảm giác nuối tiếc đang phát khởi trong lòng. Ta đã nhận ra nhà ngươi, vị khách không mời.’ Thử để ý xem sự nuối tiếc khiến cơ thể bạn phản ứng ra sao. Bạn có cảm thấy nghẹn nơi cuống họng hay đôi khi là cảm giác giống như đầy bụng khó chịu. Khi quán chiếu như vậy, bạn sẽ nhận ra rằng trải nghiệm ấy khá mong manh chứ không hề kiên cố như bạn tưởng và bạn có thể phá bỏ nó.
Dần dần, bạn sẽ khám phá ra rằng sâu bên dưới sự tiếc nuối có thể ẩn chứa một điều gì đó bạn chưa dám đối diện. Hoặc có thể bạn đang bị tiếc nuối đeo đẳng bởi bạn là người quá cầu toàn, nhìn mọi việc quá tách bạch trắng đen, luôn tự cho mình là đúng hoặc sai.
Hãy tự hỏi: phải chăng trải nghiệm khiến ta cảm thấy tiếc nuối xảy ra ngay tại đây vào lúc này? Chắc là không. Vậy thì tại sao phải phiền não? Bằng cách này, bạn sẽ nhận ra điều gì đã là quá khứ và điều gì là hiện tại đang diễn ra cần được trân trọng.
Tiếc nuối quá khứ hay âu lo về tương lai là tự khước từ giây phút hiện tại nhiệm màu của cuộc sống. Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn có cả hạnh phúc và khổ đau, chúng ta chỉ có thể đạt được sự cân bằng và tự tại nếu biết tỉnh thức và thấu hiểu chân lý rằng mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống đều vô thường, không ngừng biến đổi, cũng như mọi trải nghiệm cảm xúc đều đến rồi đi trong từng khoảnh khắc.
Hãy suy ngẫm:
- Tại sao bạn cảm thấy hối tiếc? Điều gì ‘kích hoạt’ cảm giác ấy?
- Bạn tiếc nuối một kỷ niệm, một giấc mơ dang dở hay nhu cầu làm một điều gì đó? Hãy cố gắng hiểu và nhận diện các biểu hiện tiếc nuối.
- Hãy suy ngẫm và quán xét kỹ lưỡng sự tiếc nuối của bạn. Hãy để nó ‘hiện nguyên hình'. Bạn có thể đặt tên, trải nghiệm trọn vẹn cảm xúc, và nhận biết sự thay đổi diễn ra trong tâm mình vào lúc đó. Bạn sẽ thấy rằng tâm bạn không hề chỉ tập trung vào sự tiếc nuối, đôi khi nó cũng nghĩ về cả những điều khác, như một bữa tối chẳng hạn. Hãy nhớ rằng tâm linh hoạt hơn ta tưởng rất nhiều.
Theo dharmawisdom.org
Các tin tức khác
- Nhận diện thói quen thế tục ( 4/05/2021 12:36)
- Những lợi ích của việc tin và sống theo định luật nhân quả ( 3/05/2021 8:13)
- Đức Phật khuyên A-la-hán hành Bồ-tát đạo, cầu Vô thượng giác ( 3/05/2021 8:10)
- Thế nào là từ bi và trí tuệ? ( 2/05/2021 8:24)
- “Đợi khi tôi giàu tôi sẽ giúp” ( 2/05/2021 8:20)
- Nhiệm mầu sáu chữ hồng danh 'Nam mô A Di Đà Phật' ( 2/05/2021 8:18)
- Tám hình tướng trói buộc nam nữ là những hình tướng nào? ( 1/05/2021 8:18)
- Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản ( 1/05/2021 8:15)
- Bình thản (30/04/2021 8:24)
- Niệm Phật như Pháp (30/04/2021 8:12)