Phật – Pháp – Tăng Bảo đều nên kính trọng

10/07/2021 12:06
Thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn. Tự thẹn mình bạc phúc chẳng gặp được Phật, chỉ nhờ vào di phong sót lại, may mắn gặp được thắng duyên.

Trong “Pháp Uyển Châu Lâm” có nói: “ Phàm luận về Tăng Bảo nghĩa là giữ giới thủ chân uy nghi xuất tục, hiện ở bên ngoài khiến người thấy mà phát tâm, bỏ thế gian mà lập Pháp. Vinh hoa phú quý chẳng động lòng, của báu người thân không buộc ý, hoằng dương Phật pháp để báo bốn ơn; Chứa đức sửa lòng để giúp ba cõi. Tăng cách cao siêu trời người quý hơn vàng ngọc, nên gọi là Tăng Bảo.

Nên biết Tăng Bảo lợi ích chẳng thể nghĩ bàn”. Cho nên trong kinh có nói: “ Ví dù có người trì giới, phá giới, hoặc lớn, hoặc nhỏ đều nên kính trọng, chẳng được khinh mạn, nếu trái điều này đều mang tội nặng”. Cho nên Đức Phật Thích Ca, Phật Di Đà v.v… là Chân Phật Bảo. Những điều nói ra từ kim khẩu của các Ngài về giáo lý hành quả là Chân Pháp Bảo. Ta chứng đạo quả sa môn là Chân Tăng Bảo.

Cho nên thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn. Tự thẹn mình bạc phúc chẳng gặp được Phật, chỉ nhờ vào di phong sót lại, may mắn gặp được thắng duyên. Đồng vàng gỗ đá.., xanh vàng đỏ trắng..vv đắp vẽ hình tướng của Phật gọi đó là Phật Bảo. Giấy lụa tre đá..vv viết chép lời vàng gọi là Pháp Bảo. Cạo đầu thụ giới, mặc áo hoại sắc, chấp trì ứng khí… gọi là Tăng Bảo. Ba thứ này thể tướng tuy không thật dùng để biểu thị chân dung, kính trọng thì tăng trưởng phúc duyên, khinh mạn thì vĩnh kiếp khổ báo.

Khúc gỗ không phải thân mẫu mà lễ kính cảm động cả quỷ thần, phàm Tăng chưa phải Thánh mà lễ kính hưởng phúc muôn đời. Làn gió tốt đẹp đó đã thổi gần xa đều tôn kính, ngầm giúp hàm linh, công đức khó bàn. Thảng hoặc khiếm khuyết mắc tội không nhỏ. Đã là người xuất gia lý nên khác tục, xa lìa thói tục, thân mặc áo nhẫn nhục thay Phật hoằng hóa. Tam Bảo vốn đồng thể, đều phải kính trọng như nhau chẳng nên riêng kính Phật pháp mà coi thường Tăng Ni. Cho nên Pháp chẳng thể tự hoằng, hoằng phải nhờ Tăng, Tăng có công hoằng pháp cho nên cần phải kính trọng”. (Đại chính Q 52 – tr 422).



Các tin tức khác

Back to top