Cách đón Tết của người Phật tử nói riêng và những người có niềm tin đạo Phật nói chung thường phản ảnh nét văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo.
Trước hết, sau thời khắc giao thừa, các Phật tử thường lựa chọn chùa làm nơi đầu tiên để đến cầu nguyện. Một số đi lễ Phật đầu năm để cầu phước báu và những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Họ nghĩ rằng Phật và các Bồ-tát là những bậc siêu phàm, luôn luôn từ bi thương xót chúng sanh và sẽ phù hộ họ khi họ cầu nguyện.
Thiết thực hơn, người Phật tử thấy rằng lễ chùa đầu năm là cơ hội quý báu để trải nghiệm tâm linh và hòa mình vào không khí thiêng liêng đầu năm nơi chốn thiền môn thanh tịnh. Sự trải nghiệm đó có thể làm cho tâm họ nhẹ nhàng và thư thái. Mặt khác, các Phật tử cũng nhân dịp này đến các thầy trong chùa để mừng tuổi và chúc Tết đầu năm.
Từ chùa trở về nhà, các Phật tử thường có tâm lý xin “lộc chùa” mang về gọi là lộc đầu năm may mắn. Tập tục “hái lộc”, trước đây, diễn ra ở đình và chùa nhưng hiện nay tục này hầu như chỉ ở chùa. Các chùa ngày xưa thường có nhiều cây lớn với nhiều cành lá sum suê nên việc hái lộc ít ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và ít ảnh hưởng đến mỹ quan cây cảnh.
Các tin tức khác
- Câu đối Tết (26/01/2022 1:09)
- Tụng kinh (26/01/2022 1:06)
- Nhớ thương thầy Nhất Hạnh, người khai thị, dạy con từ bước chân chánh niệm (26/01/2022 1:04)
- Hoa trái của sự thực tập của người xuất gia (25/01/2022 1:17)
- Quán vô thường là phép quán căn bản (25/01/2022 1:15)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tỉnh dậy đi thôi, các bạn xuất gia trẻ! (24/01/2022 1:05)
- Nơi bắt đầu con đường tu học của thiền sư Thích Nhất Hạnh (24/01/2022 12:58)
- Cúng dường trân bảo (24/01/2022 12:52)
- Người giác ngộ cỡi trên những đợt sóng sanh tử mà đi một cách thản nhiên (23/01/2022 12:50)
- Kinh Bách Dụ: Khát gặp nước, không uống (23/01/2022 12:49)