Hãy lấy cây đèn bấm làm thí dụ.
Thấy một vật, thoạt đầu chúng ta chẳng biết đây là vật gì, chúng ta tự hỏi: Cái gì đây? Ta bèn cầm lên.Ồ! cây đèn bấm.
Nói xong, ta bỏ cây đèn bấm xuống.
Khi cầm nắm các sự vật cũng thế. Nếu không cầm nắm gì cả thì phải làm sao đây? Nếu không nắm giữ vật thì ta không thể làm được gì cả.
Bởi thế trước tiên ta phải nắm một thứ, đó là sự muốn. Đúng vậy, có ước muốn sẽ dẫn đến có kết quả.
Cũng như việc bạn đến đây, trước tiên bạn phải có ý muốn đi đến đây, nếu không có ý muốn đó thì bạn đã không có mặt ở đây hôm nay.
Chúng ta hành động bởi vì chúng ta muốn làm. Nhưng khi ước muốn phát sinh, đừng bám víu vào nó. Cũng như ta không chấp giữ lấy cây đèn bấm này. Cái gì đây? Ta cầm cây đèn lên. Ồ! cây đèn bấm. Thế rồi ta bỏ cây đèn xuống.
Đó là ý nghĩa của sự cầm nắm mà không chấp giữ, không dính mắc. Chúng ta ý thức, chúng ta nhận biết, xong liền xả bỏ để nó ra đi.
Chúng ta không dại dột chấp giữ, dính mắc vào sự vật. Nhưng chúng ta cầm nắm sự vật với trí tuệ rồi để chúng ra đi.
Tốt hay xấu đều xã bỏ, đều để chúng ra đi một cách tự nhiên.
Thiền sư Ajahn Chah - Trích sách "Chỉ là một cội cây"
Các tin tức khác
- Pháp từ tâm sanh ( 2/12/2013 9:36)
- Chuyện bảy cái lọ vàng ( 1/12/2013 5:20)
- Chất liệu nhiệm mầu của hơi thở ( 1/12/2013 5:19)
- Không có gì để vội vã (30/11/2013 12:15)
- Bình tâm trước lời khen tiếng chê (29/11/2013 2:06)
- Bóng sắc (27/11/2013 9:49)
- Theo dõi tâm mình (26/11/2013 11:04)
- Hạnh phúc chân thật (26/11/2013 10:02)
- Bảo vệ đạo pháp (25/11/2013 11:00)
- Thái độ chánh niệm và tỉnh giác (25/11/2013 6:08)