Phải chăng "có tiền là có tất cả?"

17/09/2022 7:26
Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo bất chấp mọi thủ đoạn.
Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất.
 
Người tham muốn quá đáng dù tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được nhiều hơn nữa.
 
Do đó, người giàu hay kẻ nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tính thì sẽ chuyển hóa được bất hạnh, khổ đau trở thành an vui, hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.
 
Tiền bạc nói cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.
 
Đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước luồn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn xẻn, keo kiệt.
 
Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng.


St

Các tin tức khác

Back to top