Gương mặt của cơn giận

26/03/2014 3:52
Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có con giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.

Tự căm ghét phải mất nhiều thời gian mới  hình thành. Nó không phải nổi lên trong phút chốc. trước hết đó là sự không hài lòng. Thường thường nó khởi đầu khi có ai đó gieo ý tưởng ấy vào trong đầu óc ta từ lúc tuổi còn nhò hoặc từ một ao ước không được thỏa nguyện – dù cho đó là loại ao ước nào, liên quan đến thú vui, tiền bạc hay một mục tiêu thiếu thực tế nào đó. Chúng ta cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu hoặc thực hiện ước mơ. Có người nhận làm hai việc, ba việc, làm tất cả mọi chuyện. Họ làm việc nhiều hơn ngủ ít hơn, không để cho thể xac hay tâm trí nghỉ ngơi, tất cả chỉ vì một ước muốn tụ áp đặt cho mình . Chúng ta thường không chắc là nó đến từ đâu hay tại sao chúng ta theo đuổi nó.

Khi chúng ta làm việc hết sức mà không đạt được ước mơ thì chúng ta bắt đầu tự ghét mình. Chúng ta không thấy gì ngoài khuyết điểm. Chúng ta xem việc không đạt được mong muốn là một thất bại. Rồi tự bảo, “Đó là tôi, sự thất bại”. Sự bất mãn ngày càng mạnh, rồi cảm giác thất bại cũng ngày càng mạnh, và chúng ta thấy mình là “bất tài vô tướng”, chúng ta không thích xem mình là một sự thất bại cho nên lòng căm ghét mình ngày càng mạnh cho đến khi trở thành một cơn giận dữ. Cơn giận mạnh lên thành sự căm hận. Chúng ta bắt đầu tự làm hại mình.

Nếu bạn tự giận mình thì cơn giận có thể nổi lên thành một sự bất mãn cuộc đời nói chung. Rồi có người vịn vào lĩnh vực tâm linh để biện hộ cho cảm giác thất bại. Bạn tự nhủ mình rằng bạn không quan tâm đến sự thành đạt vật chât. Nhưng từ sâu trong lòng, cơn giận và sự tự căm ghét làm cho bạn tưởng mình giàu có về tâm linh mặc dầu bạn không phải là như vậy. Bạn nói rằng vật chất không quan trọng trong khi thực tế là bạn thất bại trong đời sống vật chất mà không muốn thừa nhân. Thế nên bạn hành xử như thử mình không cần gì cả, bạn giả vờ hạnh phúc về mọi sự, và giả vờ đóng vai là một vị thánh. Đó cũng là một bộ mặt của sự giận dữ mà người ta không nhận thức được. Nó chỉ đưa mình vào bẫy của sự tiêu cực. nó sẽ cho bạn một lời biện hộ để rút ra khỏi cuộc đời, cung cấp cho bạn một tổ kén để ẩn mình vào trong thay vì đối mặt với vấn đề.

“Không sao” cũng là một kiểu lừa dối tương tự. Khi bạn nói chuyện với người nào đó và đề cậpđến một đề tài nhạy cảm, họ cố lẩn tránh nếu bạn đi quá sâu đến tim đen của họ. Họ đâm ra bối rối, họ không muốn cho thấy họ đang giận, hay họ không nhận thức được rằng họ đang giận, thế nên họ nói “không sao”, nhưng cố tránh nói chuyện về đề tài đó là một triệu chứng của sự giận dữ.

Một số người cố tỏ ra không giận: Họ giữ bộ mặt tỉnh bơ, có thể còn tỏ ra ân cần, tử tế, giấu giếm cảm giác thật sự của họ chừng nào có thể để cho người kia nghĩ rằng họ không muốn gây tổn thương cho người kia. Nhưng thật ra đó cũng là một dạng bạo động. Chẳng hạn khi bạn tự nhủ, “Mình không nổi nóng, mình đã giữ bình tĩnh, còn anh ta thì nổi cáu. Mình càng giữ bình tỉnh, anh ta càng tức tối”. Rồi họ lấy làm khoái trá ở chỗ người kia càng lúc càng tức. Đó là một trường hợp giận dữ, có điều là mang một bộ mặt khác.

Sự kìm nén có thể không giống gì với sự nổi giận, bởi vì bạn không thấy rõ ý muốn làm hại người khác, nhưng nó lại có hại cho người ta hơn vì họ đang dồn nén cơn giận. Khi bạn kìm chế cơn giận, bạn dồn nén và không bùng nổ, nhưng bạn đưa cơn giận vào trong. Bạn nuốt nó xuống hay là không. Bạn bắt đầu trút nổi bực bội lên người khác-một người bán hàng trong cửa hiệu, người thu ngân ở trạm xăng- thay vì người mà bạn giận dữ. Đôi khi sự dồn nén có thể mang hình thức một sự tự khẳng định mình. Bạn có thể nghĩ. “Được rồi, mình sẽ làm việc thật chăm chỉ, dạy anh ta một bài học, và trở thành người nổi tiếng nhất thế giới”. Đó cũng là giận. Nó là một dạng bề ngoài thì tích cực, nhưng từ góc độ nghiệp, thì không phải như thế.

Rất nhiều truyền thống khuyến khích sự kiềm chế, nhưng nó có thể tạo ra rắc rối. Nó chỉ có thể kéo dài thời gian, hoãn lại hành động xấu. Nhưng thật ra nó làm tăng thêm sự sân hận và hậu quả tạo ra lại còn xấu hơn. Nổi loạn thường là kết quả của sự dồn nén.

Một phần của lý do chúng ta bị mắc kẹt vào việc tự ghét mình là do chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã làm một việc sai lầm, rằng chúng ta đã làm hỏng mọi chuyện vĩnh viễn. Nhưng không có gì là vĩnh viễn và không ai tệ đến nỗi không sửa chữa được. Không có người nào như vậy.

Người ta luôn miệng nói , “Ừ, mình dở quá, mình quá tệ, mình không ra làm sao, mình trẻ quá, mình quá già, mình cao quá, mình thấp quá, mình đen quá, mình trắng quá, mình như thế này quá, mình như thế nọ quá”.

Chúng ta có nhiều lý do để tự hạ mình hay để cảm thấy mình là nạn nhân. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường bị người giám hộ đánh đòn, rồi người phục vụ,rồi thầy giáo của tôi bởi vì đó là cách mà trẻ con, đặc biệt là các chú tiểu phải chịu để khép mình vào kỷ luật. Điều đó không đúng đắn, nhưng là điều người ta vẫn làm. Tôi thường bị nhiều loại vết thâm tím, bầm dập. Thỉnh thoảng khi cỡi ngựa tôi phải đứng trên bàn đạp. Nếu tôi về nhà cha mẹ mà than vãn thì bạn có biết họ nói sao không? “thương cho roi cho vọt”. Lần cuối tôi bị đánh đòn là lúc tôi đã mười bảy tuổi. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng những người ấy đối xử tệ đôi với tôi, và bây gjờ tôi cũng không mang vết sẹo nào của thời ấy. Tôi cũng không nghĩ rằng tôi là một người xấu hay kém cỏi sau khi bị đánh đòn.

Đừng tự hạ thấp mình vì điều tệ hại đã xảy đến cho mình. Điều cần nhớ là cuộc đời Đức Phật cũng giống như cuộc đời mà tôi và bạn có hôm nay. Không có gì khác biệt về khả năng về cơ thể hay trí óc. Chỉ có nỗ lực mới làm nên sự khác biệt…Không ai không có lỗi lầm. mọi người đều có phần lỗi, và điều đó cũng bình thường  thôi. Nếu như chúng ta không có sai lầm thì tất cả đều đã giác ngộ rồi. Nhưng thật ra thì chưa. Thế thì vấn đề giận dữ cũng là tự nhiên thôi. Chẳng có gì đáng xấu hổ.

Nếu như tôi nhấn mạnh việc cần phải thì không phải tôi muốn làm nhục các bạn. Không phải tôi nói rằng các bạn có giận chỉ để các bạn ý thức một chút, để buộc các bạn phải nhận lỗi về mình một chút. Cũng đâu có sao nếu thỉnh thoảng hãy chỉ ngón tay khiển trách về phía mình. Thay vì nhìn thấy lỗi người khác ở khắp mọi nơi, cũng nên hướng mắt nhìn vào trong và nhìn mình một chút.

Trích : Good life – Good death

Chuyển ngữ: Trần Ngọc Bảo

Các tin tức khác

Back to top