Có lẽ ý ông muốn nói rằng, những cố gắng của mình có thể vô tình lại chỉ tạo thêm một cái Ta khổ đau khác mà thôi. Chúng ta không thể tiếp xúc với hiện tại bằng một sự tập luyện hay cố gắng nào hết, nhưng bằng một thái độ buông thả tự nhiên, cho phép và quan sát những gì đang có mặt.
Sự có mặt đòi hỏi một thái độ cởi mở và tiếp nhận. Chúng ta không thể nào vừa có mặt với hiện tại mà cũng lại vừa có một ý muốn làm cho nó khác đi, vì khi ta cố gắng thay đổi thực tại, là ta không cho phép thực tại có mặt.
Ngài Shantideva của thế kỷ thứ 8 có nói, “Chúng ta có mặt ở nơi này không phải để thay đổi cuộc đời; mà cuộc đời có mặt để chuyển đổi ta.” We are not here to change the world; the world is here to change us. Khi ta có thể mở lòng ra với thực tại, những khổ đau có mặt sẽ giúp cho ta thấy được những dính mắc của mình, và chúng cũng giúp ta buông bỏ để trở lại sự trong sáng của mình. Thật ra chính những dằn vật trên con đường ta đi giúp cho ta thấy được những gì mình cần phải buông xả.
Nguyễn Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Dưới cây hồng táo (17/05/2014 1:13)
- Đơn giản hóa cuộc sống (15/05/2014 6:41)
- Nông phu và người mẹ (14/05/2014 2:14)
- Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành (12/05/2014 8:56)
- Tu thân giữa chốn thị trường (11/05/2014 3:03)
- Những kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con (10/05/2014 11:51)
- Buông xuống đi (10/05/2014 11:33)
- Lời Phật dạy về việc ca hát của tứ chúng (10/05/2014 11:33)
- Bắt hư không (10/05/2014 11:31)
- Con heo nái tơ (10/05/2014 11:11)