Quan trọng là thở tự nhiên, không ép buộc. Hơi thở vào có thể sâu hơn và dài hơn bình thường, nếu điều đó tự nhiên. Nhip điệu của chu kỳ hơi thở của mỗi chuyển thể của thực tập có thể phù hợp với trạng thái tâm thức đang có: người ta có thể thở hơi nhanh nếu cảm thấy đau hay bị những xúc cảm mạnh mẽ, hay trái lại chậm hơn nếu cảm thấy tĩnh lặng và thư giãn.
Nếu bạn khó buông lỏng trong bài tập thở này, hay bất kỳ bài tập khác, hãy nằm dài ra một lát và để cho những tư tưởng và những tình cảm của bạn đến tùy ý – mọi thứ đi qua trong đầu bạn. Tiếp theo, thử làm lại thực tập thở bằng cách ít thúc ép hơn trước.
Chuyển thế thứ nhất
Thực tập gồm thở trong ba giai đoạn bằng nhau:
1. Hãy thở vào tận cùng khi đếm đến năm.
Thật ra, con số năm chỉ để biểu thị, bạn có thể giảm hoặc tăng một chút để cho nó trùng hợp với nhip điệu thở tự nhiên của bạn lúc đó; chỉ cần con số như nhau trong ba giai đoạn thở.
2. Giữ hơi thở của bạn lại và đếm đến năm.
3. Thở ra (đếm đến năm) bằng miệng, vì nhờ vậy mà người ta loại bỏ hết những căng thẳng một cách tốt nhất. Khi thở ra bạn tưởng tượng bạn thoát khỏi mọi căng thẳng, như bạn đổ trống một bình chứa đầy nước tù đọng, và hãy để tâm thức đến và đi tuỳ theo ý nó.
Chớ chú ý thời gian vào cuối hơi thở ra; hãy tiếp nối tức thì hơi thở và tiếp theo.
Hãy lập lại thực tập ba hay bốn lần.
Chuyển thế thứ hai
Ở đây, một hơi thở ra và một hơi thở vào tính là một chu kỳ và bài tập cốt ở đếm thầm trong trí hai mươi chu kỳ thở.
1. Hãy thở ra bằng miệng, hơi dài hơn bình thường, và hãy nghĩ một chút trước khi tiếp tục thở vào.
2. Thở vào bằng mũi, chậm và sâu hơn bình thường. Hãy nghỉ trước khi thở ra, vừa đếm “một” cho chu kỳ đầu tiên.
Hãy lập lại chu kỳ hai mươi mốt lần, mỗi lần mỗi đếm. Nếu bạn đếm lộn, hay bắt đầu lại từ đầu.
Hãy chọn phương pháp thích hợp hơn cho bạn và thực hành nó vào những giờ bất kỳ trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên, nếu được thực tập đều đặn vào những giờ nhất định liên tiếp trong nhiều ngày thì tốt hơn. Phương pháp thư giãn bằng thực tập thở này có khả năng làm cơ thể buông lỏng, giải thoát thân, tâm khỏi cảm giác căng thẳng.
(Theo Kagyu Samye Ling 1987, L’art de dresser le tigreintériuer Akong Rinpoche, 1991 Sand, Paris)
Các tin tức khác
- Một ông Phật tôn quý (13/01/2015 5:30)
- Hãy tin những gì ? (13/01/2015 5:29)
- Hai anh em (12/01/2015 9:51)
- Về nhà (12/01/2015 9:28)
- Cảm ơn đau khổ (11/01/2015 1:30)
- Khóa trình cần phải tu (10/01/2015 2:00)
- Đã học ở lớp mẫu giáo (10/01/2015 1:51)
- Thuốc giải đích thực cho khổ đau (10/01/2015 1:46)
- Vị Hoàng Tử và Quỷ La Sát (10/01/2015 1:42)
- Chừng ấy đủ rồi ( 9/01/2015 1:54)