Khi chúng ta có sự dính mắc, chấp thủ và sự ưa thích hơn – chúng ta thích cái này, chúng ta không thích cái kia – và dĩ nhiên chính điều này đưa chúng ta đến sự phán xét. Thấy người có những đặc điểm chúng ta thích, chúng ta nói rằng người này tốt, thấy một người có những đặc điểm mà chúng ta không thích, chúng ta nói người này xấu. Dựa vào những mảng rời này chúng ta vẽ nên toàn bộ bức tranh, quyết định rằng người này là hoàn toàn tốt, hoặc người kia là hoàn toàn xấu. Nhưng điều này xuất phát từ sự dính mắc, chấp thủ và si mê.
Đức Phật dạy rằng cách để sửa chữa những khuynh hướng phê phán này của chúng ta là quay về và nhìn vào tâm của chính mình. Chúng ta nghiên cứu tâm của chúng ta, cuộc đời của chính chúng ta, cách cư xử của chính chúng ta càng nhiều thì cái nhìn của chúng ta sẽ càng trở nên trong sáng và không còn thành kiến. Vì vậy, trước tiên hết, chúng ta hãy nhìn vào các hành động của chúng ta và hỏi: “Hành động của tôi là khéo léo hay không khéo léo? Kết quả của các hành động của tôi là những gì?” Chúng ta nhìn vào lời nói của chúng ta và hỏi: “Lời nói của tôi là khéo léo hay không khéo léo? Hậu quả của các lời nói của tôi sẽ là những gì?” Và rồi chúng ta nhìn sâu vào tâm của chúng ta để thấy những gì chúng ta đang suy nghĩ: “Suy nghĩ của tôi là khéo léo hay không khéo léo? Hậu quả của các suy nghĩ của tôi là sẽ là những gì?” Khi chúng ta học để làm như vậy, thay vì nhìn ra ngoài và phán xét thế giới và những người xung quanh, chúng ta quay vào trong và quan sát tâm của chính mình, việc làm này của chúng ta đúng với những lời dạy của Đức Phật. Và tự mình chúng ta sẽ biết chúng ta có sử dụng tâm của mình một cách khéo léo hay không. Việc này sẽ giúp chúng ta vượt qua sự phán xét người khác.
Và mặc dù mọi người vẫn đang phán xét chúng ta. Cho dẫu chúng ta làm điều gì, sẽ có người nói chúng ta làm đúng, trong khi những người khác lại nói rằng chúng ta sai. Sống trên thế gian là như vậy đấy. Nhưng những gì họ nói vẫn chưa phải là một câu chuyện đầy đủ, phải vậy không? Đôi khi chúng ta làm việc gì đó tốt, nhưng người khác vẫn chỉ trích chúng ta. Nếu chúng ta tự mình quán chiếu và biết rằng những gì chúng ta làm là thực sự tốt đẹp, chúng ta sẽ không đau khổ vì bị chỉ trích. Thỉnh thoảng chúng ta làm điều xấu nhưng vẫn có người khen ngợi chúng ta. Một lần nữa chúng ta phải quay về và quán chiếu, tự hỏi: “Việc làm này có thực sự tốt hay không?” Chúng ta không thể luôn lấy lời nói của người khác để thấy sự thật , nhưng bằng cách quán chiếu, chúng ta sẽ tự mình biết lấy.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Theo: Simple Teachings on Higher Truths
Chuyển ngữ: Supañña Thiện Trí
Các tin tức khác
- Con dê cười và khóc (chuyện tiền thân Đức Phật) (24/02/2015 12:52)
- Tri kiến như thật (24/02/2015 12:44)
- Giải thoát tri kiến (23/02/2015 12:47)
- Khuyên đời tiến đạo (23/02/2015 12:26)
- Ý nghĩa và tục mừng tuổi đầu năm ở một số nước châu Á (21/02/2015 1:27)
- Tết Việt Nam, Tết Di Lặc (21/02/2015 1:19)
- Xuân về an lạc (19/02/2015 9:46)
- Nắm giữ để làm gì (19/02/2015 9:39)
- Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng? (18/02/2015 1:52)
- Năng lượng thực tập (18/02/2015 1:42)