Một hôm trong lúc vô tình đi lang thang đến chùa Đại Đức gặp dịp nghe Thiền sư Nhất Hưu đang thuyết pháp. Nghe xong, anh ta phát nguyện sửa đổi lỗi xưa, thưa với Thiền sư rằng:
- Sư phụ! Con về sau không theo người đánh nhau cải lộn nữa để khỏi bị người ghét bỏ, dù có bị người nhổ vào mặt, cũng chỉ nhịn nhục chùi đi, làm thinh mà chịu!
Thiền sư Nhất Hưu nói:
- Ái! Đâu cần, hãy để nước miếng tự khô đi, không cần chùi!
Anh thưa:
- Đâu được! Làm sao chịu cho nổi?
Thiền sư Nhất Hưu bảo:
- Đây chẳng có gì chịu nổi hay không chịu nổi, anh cứ coi như muỗi mồng đậu trên mặt, chẳng đáng đánh hay chửi nó. Tuy bị khạc nhổ nhưng không phải là bị nhục nhã gì, cười nhẹ mà nhận!
Anh thưa tiếp:
- Nếu đối phương không khạc nhổ mà đánh mình thì sao?
Thiền sư bảo:
Cũng vậy! Chẳng cần quá để ý! Đây chẳng qua chỉ là một cái đấm mà thôi.
Thanh niên nghe xong, cho là lời của Thiền Sư Nhất Hưu không có lý chút nào, nhịn không nổi, hốt nhiên vung tay đấm vào đầu Thiền Sư Nhất Hưu rồi hỏi:
- Hòa thượng, hiện tạo thế nào ?
Thiền sư rất lo lắng nói:
- Đầu của ta cứng như đá, chẳng cảm giác gì, ngược lại tay của anh chắc đau lắm rồi !
Thanh niên im lìm không nói nên lời.
Với Thiền sư Nhất Hưu thì thấy rõ trong đây không có ai là người bị khạc nhổ, ai là người bị đấm, tức không thật có cái ta trong đó, vậy lấy ai mà phiền não, mà đau khổ? Do đó Sư vẫn an nhiên trước cái đấm của chàng thanh niên kia. Trái lại, nếu thấy “ Ta là Thiền sư”, liền có ta bị nhục là có phiền não ngay. Chính đây là chỗ mỗi người học đạo phải quán thật sâu để thất đúng như thật lại chính mình, con đường khổ vui ở trước mắt đó thôi.
Trích Nguồn gốc khổ vui - HT. Thích Thanh Từ
Các tin tức khác
- Tại sao có chấp ( 8/04/2015 3:24)
- Lợi ích của sự xả bỏ ( 6/04/2015 1:22)
- Phơi sách ( 6/04/2015 1:18)
- Tay vô sự ( 5/04/2015 4:09)
- Nói và làm ( 5/04/2015 4:01)
- Thỉnh cầu khai thị ( 5/04/2015 3:46)
- Tỉnh giác trong mọi hoàn cảnh ( 3/04/2015 11:52)
- Chúng ta cần tình thương ( 3/04/2015 11:42)
- Chánh điện không có Phật ( 3/04/2015 4:38)
- Cái đẹp tự nhiên ( 3/04/2015 4:33)