Diệu pháp quản lý tinh thần

10/04/2015 4:37
Năm loại phiền não căn bản của con người là tham, sân, si, mạn, nghi khiến tinh thần con người bất an. Làm thế nào đem Phật pháp để hóa giải phiền não tinh thần?

Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú?
Nhìn từ quan điểm Phật pháp, con người là hữu tình chúng sinh, đã là hữu tình thì tất nhiên phải có tình cảm. Phần đông trong chúng ta đều hiểu nhưng không làm chủ được tình cảm, nên bị tình cảm chi phối gây ra đau khổ, thậm chí vì kích động tình cảm nhất thời mà phạm sai lầm; sau đó, có hối hận cũng đã muộn.

Nói về tình chí, có rất nhiều loại, nhưng có thể quy về ba kiểu lớn sau:

1. Tình cảm và tư tưởng: Ví dụ như tình cảm và tư tưởng của nhà triết học, nhà chính trị, người nghệ sĩ, nhà tu hành. Các tư tưởng tình cảm này thuộc lý tính nên có ích cho mọi người, cho thế giới và bản thân mình. Nếu như một người không có tình cảm và tư tưởng thì sẽ thấp hèn giống như loài động vật.

2. Tình cảm: Tình cảm dành cho người thân, hoặc người và sự vật có quan hệ với mình, do thích hoặc không thích mà sinh ra hiện tượng tình cảm. Tình cảm tuy không cao hơn tư tưởng, nhưng nếu con người không có tình cảm sẽ giống như thực vật hay khoáng vật. Chỉ khi tình cảm ích kỷ là tự mình luôn bị chi phối bởi mừng, giận, vui, buồn, có thể là thiện, cũng có thể là ác, hoàn toàn không có an lạc. Nhưng tâm lý lại thanh tịnh và rất hoà bình, ổn định.

3. Tinh thần: Sinh ra từ tình cảm, khi tình cảm không thể nói ra hết được thì trong lòng sinh ra phiền muộn, bất an; do đó tinh thần bực bội khó chịu. Tinh thần lúc đó giống như sóng biển lớn trong mưa bão, không có ý chí, quy luật; vả lại, sự bất an rất lợi hại, nhưng có người bất an nhiều, có người bất an ít.

Khi tinh thần bất an thì giống như ngọn lửa vô minh thiêu đốt, có lúc khóc to, có lúc cười lớn, thậm chí đánh người, xuất hiện khuynh hướng bạo lực. Vì thế, một người làm việc mà tinh thần bất an thì càng tệ hơn người làm việc theo tình cảm cá nhân, cũng rất đáng sợ. Như thế, chẳng những tự mình tạo ra khó khăn cho chính mình mà còn khiến người khác rời xa mình. Do đó, khi chúng ta đối diện với vấn đề, tốt nhất là không nên để tinh thần bất an tùy tiện. Nhưng có người nói: “Nếu như cuộc sống con người mà không gặp thăng trầm thay đổi thì giống như sống trong vô vị. Con người phải có vui, buồn thì cuộc sống mới phong phú; cho nên, bực bội cũng không có gì là xấu”.

Thực tế là chúng ta nên điều chỉnh theo cảm xúc của chính mình. Chúng ta nghĩ thử mỗi lần tinh thần bất an thì không biết bao nhiêu tế bào chết trong thân, chẳng những thân thể không khỏe mạnh mà tâm lý cũng không an lạc.

Nếu như con người thường sống trong trạng thái mừng, giận, vui, buồn thì sống chẳng được bao lâu, không có lợi ích. Tự mình phải làm cho môi trường cuộc sống thường vui vẻ, bình yên thì tinh thần mới ổn định, tâm lý cũng được thoải mái.

Chúng ta muốn tránh tinh thần bất an thì trước tiên phải biết rõ sự bất an sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mình và người khác, hiểu rõ như thế mới kiểm soát sự bất an của mình. Tinh thần bất an sẽ gây ra việc xấu này đến việc xấu khác, giống như người bị cao huyết áp sẽ gặp nguy hiểm tính mạng; trước tiên có thể là trúng gió, rồi bị bại liệt, không chừng dẫn đến tử vong; cho nên không để mình bực bội là rất quan trọng.

Phương pháp đề phòng là trước khi tinh thần chưa xảy ra bất an, tự mình biết được là nó sắp xảy ra, trong thời khắc quan trọng này, phải dùng quan niệm để hóa giải, tự nói với mình “tinh thần bất an là điều không nên”. Bởi vì, cuối cùng gặp điều không may vẫn là chính mình, thậm chí người khác cũng bị vạ lây.

Ngoài vận dụng quan niệm ra, chúng ta còn phải nỗ lực tu tập, như ngồi thiền; hoặc thường thầm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm cũng được trợ giúp rất nhiều. Trước khi tinh thần chưa nổi bực tức, niệm Phật có thể chuyển hóa tinh thần, khiến nảy sinh ý nghĩ thanh tịnh. Nhưng khi chúng ta vận dụng quan niệm hoặc phương pháp cũng phải hiểu rõ mục đích, không nên cưỡng ép mình mà phải hóa giải vấn đề một cách khôn ngoan. Chúng ta có thể chỉ cần quan sát nó mà không nghĩ đến nó thì tinh thần bất an lại có thể hóa giải rất đơn giản.

HT. Thích Thánh Nghiêm

Các tin tức khác

Back to top