Bấy giờ, chớ nên tự mãn và chớ dừng lại nửa đường, mà phải liên tục thầm thầm lặng lặng tu hành. Trong liên tục thầm lặng lại tăng thêm sự liên tục thầm lặng. Trong vi tế lại thêm vi tế. Khi thời điểm đến thì thùng gỗ tự nhiên sẽ bị lủng. Nếu không, phải nhờ đến thiện tri thức nhổ đinh tháo chốt.
Đại sư Hám Sơn viết kệ:
"Trên đảnh núi cao vút
Bốn bề rộng vô biên
Tĩnh tọa không người biết
Ánh trăng chiếu suối ngàn
Trong suối chẳng có trăng
Trăng treo trên trời xanh
Ngâm nga bài ca này
Ca ngâm chẳng là thiền."
Hai câu đầu nói về tâm giác ngộ tính đơn độc chân thường của vạn vật mà không đắm chấp vào chúng; tâm đó chiếu sáng ngời khắp đại địa.
Bốn câu kế bàn về chân như diệu thể mà phàm phu không thể hiểu được. Ba đời chư Phật cũng không thể tìm cầu nơi chốn của cái ngã, nên bảo là 'Không người biết'.
Câu "Trăng đơn chiếu suối ngàn", ngài Hám Sơn tự dùng thí dụ làm phương tiện để diễn đạt cảnh giới của mình. Hai câu cuối, vì sợ người lầm ngón tay là mặt trăng nên đặc biệt cảnh tỉnh chúng ta. Một khi còn lời nói thì chẳng phải là thiền.
Trích Đường Mây Trên Đất Hoa - HT. Hư Vân
Các tin tức khác
- Biết thì không nói mà nói thì không biết ( 6/05/2015 4:28)
- Ta cũng có lưỡi ( 5/05/2015 12:27)
- Tinh thần bất an từ đâu? ( 5/05/2015 12:13)
- Tìm lại chính mình ( 5/05/2015 12:06)
- Vượt thắng giải đãi lười biếng ( 4/05/2015 11:51)
- Mọi sự đều được dàn xếp trơn tru ( 4/05/2015 4:49)
- Chân thật chấp nhận ( 4/05/2015 4:44)
- Biết vô thường, quý tiếc thời gian, tinh tiến tu hành ( 4/05/2015 4:20)
- Thuận theo tự nhiên là một loại phúc ( 3/05/2015 4:50)
- Vì sao chúng ta gặp chướng ngại? ( 2/05/2015 4:08)