Buông thả

7/07/2015 2:28
Người gánh vác vật nặng trên vai, một khi đã buông thả được cái nặng đó xuống, thì ôi chao! nhẹ nhàng thoải mái biết bao!

Khi trên thân phải đảm trách một chức vụ trọng đại, lớn lao, đến một ngày nào đó hoàn thành được nhiệm vụ mới buông thả được trọng trách, miệng nở nụ cười hạnh phúc với hơi thở nhẹ nhõm thanh thản; Thế mới biết, buông thả được gánh nặng thì thân tâm thư thái nhẹ nhàng thanh thoát tự tại biết dường nào!

Chúng ta sanh hoạt trên thế gian, không ngừng phải tiếp nhận những gia lực áp chế căng thẳng nặng, nề, tất cả đều do nguyên nhân từ không buông thả được duyên cớ của những gánh nặng như : Đối với tiền bạc không thả được; Đối với cảm tình không buông thả được; Đối với danh dự không buông thả được; Đối với quyền lợi không buông thả được, cho nên sẽ bị tiền vàng, danh vị, ái tình, quyền lợi làm áp lực căng thẳng, thậm chí lâm vào trạng thái thất điên bát đảo, cao tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim v.v…để rồi một đời cam phận sống tật nguyền áo não.

Chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn nến, ngồi tĩnh tọa quay đầu đối diện đàm thoại với chính mình. Chúng ta đối với cái sự nghiệp công danh phú quý nếu không buông thả được thì nhân cách đạo đức sẽ bị cái công danh phú quý đó bao chụp biến thoái. Đối với ngũ dục lục trần của thế gian không buông thả được thì sanh mạng này suốt đời sẽ là nô lệ của chúng. Đối với những ưu bi khổ não của thế gian không buông thả được thì cuộc sống này sẽ bị những ưu bi khổ não đó bao vây chế ngự trong căn nhà u ám đen tối. Đối với những sự kiện có- không- được- mất của thế gian không buông thả được, tất nhiên sẽ bị chúng ảnh hưởng làm ảnh hưởng không ít đến đời sống tự do tự tại.

Đời người chúng ta thật tại mà nói, đứng vững được trên cuộc sống thế gian, qủa là điều không đơn giản thường tình, mà phải trải qua biết bao thăng trầm với những thử thách gam go, nằm gai nếm mật. Từ đó, nhiều khi chỉ vì một người, tâm ta không buông thả được; hoặc chỉ vì một sự kiện hay một vật nào đó, hoặc chỉ vì một câu nói, tâm ta cũng không buông thả được, tức thị tâm tư chúng ta đã bị những thứ tâm tình, sự vụ kia chiếm cứ quản lý, tạo nên một sức ép căng thẳng khiến cho thân tâm ta không phút giây an lạc tự tại. Từ đó suy ra, không những đối với những vinh hoa phú quý của thế gian chúng ta cần phải buông thả, mà ngay cả sự sanh tử của thân tâm cũng cần phải buông thả mới chân thật cảm nhận được nguồn sống thế gian an lạc giải thoát tự do tự tại.

Tô Đông Pha mặc dù tự cho rằng đối với công án tham thiền đã có chỗ thể ngộ, nhưng khi ông ta đối mặt với thiền sư Phật Ấn chỉ với một câu trách mắng thông qua hành động phóng tiểu tiện vào luống hoa quý của ông, Tô Đông Pha lập tức bị tâm sân khởi động chế ngự, không thể tự chủ hiện hành thực chất sự thể ngộ “buông thả”. Do vậy mà Tô Đông Pha đã bị một trò chơi trẻ con“tiểu tiện bừa bãi” của Thiền sư Phật Ấn khảo nghiệm, đánh bật gốc lời thách thức thiền ngộ kiên cường mà ngược lại, hiện lộ một TÔ ĐÔNG PHA đùng đùng nộ khí sung thiên chèo đò vượt sông đến hỏi tội Thiền sư Phật Aán. Sự kiện đó đã chứng minh, cho dù tự cho rằng mình đã được những thành tích sự nghiệp lẫy lừng vẻ vang, hoặc đã đạt được những thành tựu đạo nghiệp cao đến đâu chăng nữa, mà không có công lực thực hiện thực chất buông thả thì không thể nào nhập đạo. Làm người, do vì có cái rất to lớn; một vị thiền sư nếu không tự nhận thức được chính mình về bản ngã đó để buông thả nóù thì cho dù có một đời tu hành , thì chẳng khác nào mỗi ngày phải mang vác một tử thi nặng trĩu bôn ba giữa dòng đời, khổ nhọc biết bao! Từ đó nhìn lại mà rõ biết, thân xác này chẳng khác nào như một cái thùng túi da, khi cần dùng đến thì chúng ta trung thành tận tâm tận chí hiện dụng cống hiến; rồi một khi nhân duyên đã đến thời hoán chuyển thì cần nên dứt khoát nhẹ nhàng buông thả, vì chỉ có thật sự buông thả thì mới an lạc giải thoát tự tại.

Có một bài kệ hình dung về Đức Di Lặc bồ tát: Làm người, nếu chúng ta học tập thực hiện được tâm khoan dung, hỷ xả như ngài Di Lặc bồ tát thì cuộc sống này là cả một vùng trời sung mãn an lạc tự tại, giải thoát.

NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005

Các tin tức khác

Back to top