- Chim bay trên trời đâu để lại dấu vết gì. Chỉ có hướng chứ không có đường.
- Vậy các phương pháp tu tập trong kinh điển do cổ đức để lại thì sao?
- Gương soi đâu để lại hình ảnh nào? Không có việc để lại, chỉ có việc hậu thế truyền lại.
- Cái truyền lại này không phải “con đường” là gì?
- Đạo khả đạo phi thường đạo. Là con đường thí dụ để chỉ hướng. Không phải con đường cố định để rập khuôn.
- Xin cho một ví dụ.
- Như có người bị lạc trong rừng. May nhờ có người thông thuộc đường lối đến hướng dẫn. Người bị lạc theo hướng ấy mà đi thì sẽ ra khỏi khu rừng rậm (nirvana). Nhưng không nhất thiết người ấy phải theo đúng từng động tác và cung cách đi của người kia. Thí dụ: Người hướng dẫn cao lớn khi đi phải khòm người để không bị cành cây cao cào vào mặt, nhưng người bị lạc thấp bé thì không cần phải làm như vậy. Người hướng dẫn cao lớn, bước chân do vậy dài hơn người kia. Người kia không nhất thiết phải cố đặt bàn chân của mình vào đúng vết bàn chân của người hướng dẫn, làm như vậy đã không được, có khi còn bị té ngã. Người hướng dẫn vì biết bơi nên có thể lội qua suối sâu. Người kia không biết bơi nên phải tìm cách đi vòng để tránh. Nếu hắn bắt chước lội qua suối sẽ bị chết đuối … Vậy người bị lạc phải theo đúng hướng chỉ dẫn nhưng con đường và cách đi là của riêng mình.
Theo TTM
Các tin tức khác
- Nhận diện âu lo về cách bị người khác phán xét ( 5/01/2016 1:20)
- Vô thường ... ( 5/01/2016 12:48)
- Học cách buông xả để phiền não qua đi, bình an trở về ( 4/01/2016 3:23)
- Đi trên con đường của Phật pháp ( 3/01/2016 4:30)
- Lợi hành nhiếp ( 3/01/2016 4:14)
- Lời khuyên của tỷ phú Nhật Bản trong quản lý doanh nghiệp theo trí tuệ Phật giáo ( 3/01/2016 4:01)
- Chiêm nghiệm và quán chiếu bản thân ( 2/01/2016 3:26)
- Dụng tâm bố thí ( 1/01/2016 2:04)
- 16 nghịch lý cuộc sống nhận ra càng sớm thì càng thanh thản ( 1/01/2016 1:46)
- Thay đổi vận mệnh (31/12/2015 12:47)