Suy nghĩ như vậy, tôi tập trung thân tâm vào thực tập. Tôi không quan tâm hạnh phúc, khổ đau hay khó khăn gì nữa cả, tôi phải kham nhẫn, tôi phải thực tập. Tôi quán chiếu cả cuộc đời mình như chỉ một ngày đêm. Tôi từ bỏ hết. Tôi tự nhủ: “Mình sẽ hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, sẽ hành theo giáo pháp để hiểu rõ - Tại sao thế giới huyễn hoặc này quá khốn khổ vậy?” Tôi muốn biết, tôi muốn thông suốt giáo pháp, nên tôi đã trở lại thực tập Pháp.
Đixuất gia, chúng ta đã gạt bỏ bao nhiêu lạc thú thế gian? Xuất gia vì mục đích tốt đẹp nên chúng ta từ bỏ tất cả, không gì chúng ta không từ bỏ. Mọi thứ trên thế gian này như sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc dễ chịu... , con người ta đắm chìm hưởng thụ, chúng ta đều dẹp sang một bên, đều quăng bỏ hết. Chúng ta biết rõ chúng. Thế nên các hành giả phải bằng lòng điều kiện cuộc sống vừa đủ và không tham luyến. Dù nói hay ăn hay bất cứ việc gì, chúng ta đều biết đủ: ăn đơn giản, ngủ đơn giản, sống đơn giản. Giống như họ thường nói “một người bình thường”, một người sống đơn giản. Càng thực tập bạn càng biết sống vừa đủ trong cuộc sống tu tập của mình. Bạn sẽ nhận diện rõ nội tâm mình.
Giáo pháp là paccattam, bạn phải nhận chân giáo pháp ở nơi chính mình. Nhận biết nơi chính mình có nghĩa là thực tập nơi chính mình. Bạn có thể dựa vào vị thầy chỉ năm mươi phần trăm trên con đường tu tập của mình mà thôi. Ngay cả lời dạy hôm nay tôi nói với bạn, tự thân nó hoàn toàn vô dụng, dù là nó có giá trị nhưng chỉ trong việc nghe. Nhưng nếu bạn tin tưởng nó bởi vì từ miệng tôi nói, vậy bạn đã không áp dụng lời Phật dạy một cách đúng đắn rồi.
Nếubạn hoàn toàn tin tưởng tôi thì ra bạn ngờ nghệch quá. Nghe lời dạy thấy lợi ích của nó, vận dụng nó vào việc thực tập chính mình, nhận chân nó từ chính mình, tự mình thực hành, ... đây mới là hữu dụng hơn nhiều vậy. Bạn sẽ nhận chân vị ngọt của giáo pháp nơi chính bạn.
Đấylà lý do tại sao Đức Thế Tôn không nói chi tiết về những kết quả của thực tập, bởi vì có nhiều điều không thể diễn tả bằng lời được. Điều đó cũng giống như mô tả màu sắc khác nhau đối với một người mù từ lúc sơ sinh. Ví dụ nói “Ồ, nó màu trắng đấy”, hay “nó có màu vàng sáng”.... Bạn không thể chuyển tải hết màu sắc cho họ được. Bạn có thể cố gắng hết sức mình nhưng nó không mang lại kết quả gì hết.
Đức Thế Tôn nhấn mạnh việc thực tập nơi mỗi cá nhân - chính bạn nhận biết rõ ràng. Nếu chính mình nhận biết rõ ràng, bạn sẽ có sự chứng minh rõ ràng cho tự thân. Dù lúc đứng, đi, ngồi hay nằm bạn sẽ thoát khỏi sự hoài nghi. Dù rằng ai đó nói “Sự thực tập của bạn là không đúng, hoàn toàn sai rồi”, bạn vẫn không dao động bởi vì bạn đã có thử nghiệm rồi.
Một hành giả bất cứ ở nơi nào đều phải sống trong giáo pháp như vậy. Những người khác không thể nói cho bạn biết, tự mình phải nhận biết. Sammādiṭṭhi, tức Chánh kiến phải có mặt nơi đó. Tất cả mọi người trong chúng ta đều phải thực tập phải như vậy. Thực tập đúng đắn dù chỉ trong một tháng không cần năm hay mười mùa an cư cũng rất quý rồi.
Thiền sư Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Kiên trì bền bỉ (20/03/2016 1:37)
- Cuộc sống cần đến quy luật cân bằng (20/03/2016 1:10)
- Giữ giới (19/03/2016 1:11)
- Lợi ích của việc đi kinh hành (19/03/2016 1:00)
- 7 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Thiền sư Kodo Sawaki (19/03/2016 12:55)
- Những mặt khác nhau của hạnh kham nhẫn (19/03/2016 12:53)
- A-La-Hán có phàm thân hay không ? (19/03/2016 12:38)
- Đặng Thông đến chết cũng không tránh được thiên ý (19/03/2016 12:02)
- Tình yêu thương dành cho kẻ thù (18/03/2016 3:09)
- Hạnh phúc chân thật (18/03/2016 3:06)