Tôi đã suy nghĩ gì trước khi nói hay làm điều này? Tôi có ý muốn làm hại ai hay không? Hay có ý làm lợi ích cho người không? Tôi có làm những việc này để được người khác ngưỡng mộ hay làm vì áp lực của bạn bè? Tôi có làm điều gì đó để được lợi ích cho bản thân hay chỉ bằng sự quan tâm chân thật đối với chúng sanh khác? Hay là cả hai? Tôi có cố làm những điều mà kẻ khác nghĩ tôi cần làm hay tôi thực sự tự biết mình và biết điều gì mình cần làm nhất? Khi nhận thức rõ điều gì mình cần làm hơn cả, tôi có thực hiện với tâm si hay sân hay tôi thực hiện việc đó bằng tâm từ và trí tuệ?
Bên cạnh quy trình quán sát nhìn vào bên trong để thấy động lực của ta là gì, chúng ta cũng có thể vun trồng một cách có ý thức những động lực to lớn hơn. Đó là những động lực thúc đẩy ta hành động vì lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh khác. Quan tâm đến người khác không có nghĩa là chúng ta bỏ quên bản thân hay khiến bản thân phải đau khổ. Sự chăm lo cho bản thân là cốt yếu nhưng chúng ta muốn vượt lên trên những động lực vì bản ngã, để thấy rằng tất cả mọi chúng sanh đều nương tựa vào nhau. Mọi hành động của chúng ta đều ảnh hưởng đến người khác, và vì chúng ta thấy rằng mọi người đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ như mình, ta sẽ quan tâm hơn về ảnh hưởng của lời nói và việc làm của ta đối với người khác. Phần đông đều có khuynh hướng quy vào cái ngã của mình, vì thế động lực khởi đầu không phải luôn luôn là vì lợi ích của chúng sanh khác, nhất là khi chúng ta nói đến tất cả mọi chúng sanh, bao gồm cả những người chúng ta không thể chịu đựng nỗi. Vì thế chúng ta cần phải rộng mở tâm và động lực. Nếu chúng ta khám phá ra mình đang làm một hành động thiện với động lực không rõ ràng hay vì tự ngã –thí dụ chúng ta có thể đóng góp cho từ thiện với hy vọng rằng nó sẽ đem đến cho ta tiếng tốt - điều này không có nghĩa là chúng ta phài bỏ qua những hành động có ích lợi cho mình! Thay vào đó ta chuyển hóa động lực ích kỷ của mình thành động lực của lòng tử tế, vượt xa hơn những lợi ích của bản thân.
Để vun trồng một động lực cao cả như là động lực muốn trở thành một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, ta cần biết một vị Phật là gì, làm thế nào để trở thành một vị Phật, những bước trên con đường để trở thành Phật, ta có thể mang đến cho bản thân và chúng sanh những ích lợi gì khi trở thành một vị Phật. Chúng ta càng hiểu những điều này thì động lực của ta càng trở nên rộng lớn, và tõa sáng bên trong chúng ta.
Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BẢY BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC
& Các Bài Pháp Khác
Nhiều tác giả | Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2016
Các tin tức khác
- Biết sống tùy duyên ( 3/08/2016 12:47)
- Điều gì không phải của bạn thì sẽ không thuộc về bạn ( 3/08/2016 12:43)
- Lời dạy Tăng Ni của Trưởng lão HT.Thích Thiện Siêu ( 2/08/2016 2:08)
- Hãy là bạn của bản thân ( 2/08/2016 2:03)
- Sống chân thật ( 1/08/2016 1:19)
- Ung nhọt của thân thể (31/07/2016 2:35)
- Báo hiếu cha mẹ theo tấm gương Ngài Xá Lợi Phất (31/07/2016 2:23)
- Từ bỏ một thói quen không tốt (31/07/2016 2:18)
- Việc vặt (30/07/2016 1:03)
- Tham Thiền kiếp này chưa kiến tánh, khi chết rồi đi về đâu? (30/07/2016 12:46)