27/09/2016 12:33
Thật khó quên những email được viết trân trọng, cô đọng tình cảm người ở rất xa có khi chưa gặp mặt, đôi khi chỉ dăm ba chữ, những cuộc điện thoại ăm ắp yêu thương người với người. Đôi khi người ta có thể cho nhau nhiều mà chẳng cần chi tiền bạc.
Tôi từng có duyên được đọc một quyển sách quý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đấy ½ dành để nói về chủ đề ái ngữ theo quan điểm Phật giáo với ngôn từ và dẫn dụ rất sinh động.
Quả thực, ngay trong đời thường, ngôn từ có một sức tác động mạnh mẽ, mang năng lượng tình cảm lớn lao.
Ít học, tôi không dám mạo muội đi sâu phân tích khoa học ngôn ngữ, đây là việc của các trí thức, chỉ xin nói và nhìn qua cuộc sống sinh động chính mình và xung quanh.
Thật khó quên những mail được viết trân trọng, cô đọng tình cảm người ở rất xa có khi chưa gặp mặt, đôi khi chỉ dăm ba chữ. Những cuộc thoại qua làn sóng điện ăm ắp yêu thương người với người. Đôi khi người ta có thể cho nhau nhiều mà chẳng cần chi tiền bạc.
Ý thức rõ như vậy, khi viết, dù là mail hay tin nhắn di động, dưới mỗi nội dung dù ngắn tôi vẫn nắn nót những từ như “kính” hay “trân trọng”, tôi muốn truyền niềm vui mình từng có cho người khác. Và khi “giao tiếp” với người bán hàng rong hay vé số, hàng ngày, tôi luôn kiểm soát cảm xúc để nhẹ nhàng nhất có thể, đổi lại luôn nhận dược ánh nhìn thân ái.
Tiếc gì những lời yêu thương?
Thành Công - Theo GHPGVN
Các tin tức khác
- Tôi tớ, hiệp sĩ, chồng và vợ (27/09/2016 12:26)
- 9 lời khuyên giúp bạn hạnh phúc trong cuộc sống (25/09/2016 11:28)
- Trả lời tiếng gọi Tỉnh Giác (25/09/2016 11:24)
- Tỉnh giác & Hiểu thương (25/09/2016 11:20)
- Lòng từ bi và thế giới (25/09/2016 1:46)
- Học (25/09/2016 1:38)
- Thái độ cần có khi đọc kinh Phật (25/09/2016 1:36)
- Tiểu kinh nghiệp phân biệt (24/09/2016 1:48)
- Nhắc nhở tu học (24/09/2016 1:40)
- Chúng ta nên nhìn lại để tìm kiếm cho đúng thứ mà ta cần cho hạnh phúc (23/09/2016 1:14)