Nhân quả luân hồi

5/05/2019 8:30
Những việc chúng ta làm lành hoặc dữ chẳng phải là làm xong thì thôi, tức là vì chúng ta có cái thức A Lại Da giống như mảnh ruộng dung nạp hết thảy chủng tử (hạt giống). Hạt giống sau này chín mùi ra hoa kết quả hoặc khổ hoặc vui, vẫn là tự mình gây ra nghiệp gì thì tự mình chịu lấy. Ông hiện nay trồng một cái nghiệp nhân nào, thì tương lai sẽ thu hoạch cái quả báo đó không sai một chút, chỗ gọi là thiện có thiện báo, ác có ác báo.

Hiện nay tâm con người hư hoại như thế này, thế giới biến loạn như thế này là tại làm nhiều việc ác mà không làm việc thiện. Vì có rất nhiều người không biết luật nhân quả luân hồi hoặc nghe nói mà chẳng tin, cho làm ác cũng không sao làm lành cũng vô ích. Có người nói rằng con người cũng như đèn tắt đó là kẻ không trí thức, khoa học còn nói vật chất bất diệt, năng lượng bất diệt, huống cho là cái tâm linh diệu. Đã đành sinh ra chẳng phải ngẫu nhiên mà có, chết rồi chẳng phải ngẫu nhiên mà không, chẳng thể dùng đầu óc đơn giản để quyết đoán. Biết đâu rằng nhân quả luân hồi chẳng những trên sự thực là có, ngay đến trên tình lý cũng thường có là việc trên tình người thông qua được. Chúng ta xem sự tình trên có bóng, có tiếng ất có vang.

Phật nói nhân quả ba đới chỗ bảo là: “Muốn biết nhân đời trước thì xem quả hiện tại, muốn biết quả đời sau thì xem nhân kiếp này”. Có thể nói nhân và quả không hai cho nên Bồ Tát sợ nhân, phàm phu sợ quả. Kiếp trước đã tạo nghiệp ác thì kiếp này phải chịu khổ báo thế mà vẫn còn lại tạo nghiệp nữa, thử hỏi đáng thương xót hay không đáng thương sót? Ví dụ tạo nhân trộm cướp mới bị giam trong nhà tù, lại ăn cắp đồ của người bên cạnh.

Quả báo có ba thứ: Đời này tạo nghiệp thì chịu báo ngay đời này gọi là thiện báo; đời này tạo nghiệp đến đời sau mới chịu báo gọi là sanh báo, đời này tạo nghiệp cách đến đời sau nữa hay nhiều đời mới chịu báo gọi là hậu báo. Người tu tâm làm việc thiện thường có nghịch cảnh hiện ra tức là hậu báo đổi làm tiền báo, báo nặng biến làm báo nhẹ, như người mắc nợ thời gian dài nay rút làm ngắn, số nợ nhiều giảm thành ít.

Luân hồi có sáu đường tức là Trời, Người, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Trong đó súc sanh, ngạ quỷ (quỷ đói), địa ngục thì có khổ, người tu thượng phẩm thập thiện thì sanh về cõi trời, người tu trung phẩm thập thiện thì sanh về cõi người, người tu hạ phẩm thập thiện vể cõi A Tu La, phạm hạ phẩm thập thiện thì đọa vào cõi súc sanh, phạm trung phẩm thập thiện thì đọa vào cõi ngạ quỷ (quỷ đói), phạm thượng phẩm thập thiện thì đọa vào cõi địa ngục.

Nếu không giữ được năm giới thì khó giữ được thân người, muốn tránh cái khổ ở ba đường ác thì phải giữ năm giới. Nho giáo có câu: “Lập đạo người là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Mạnh Tử nói: “Nếu không có nhân nghĩa thì chẳng phải người”. Ngũ thường sở dĩ duy trì đạo người, thập thiện ngũ giới của đạo Phật so với nhân nghĩa ngũ thường của Nho giáo càng rõ càng xác thực hơn.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm của chúng ta giống như người thợ vẽ khéo, có thể họa ra tất cả các tướng”. Chỉ giảng sáu đường ở trên đều do tâm của chúng sanh tạo nên. Có một niệm thiện lớn là nhân cõi trời, có một niệm ác lớn là nhân địa ngục, giận giữ là A Tu La, tà dâm là súc sanh, tham dục bỏn xẻn là nhân quỷ đói gồm hết cho một niệm của tâm này biến ra ruộng bát thức huân nhiễm được nhiều thì thế nào cũng thành.


Thiền sư Nguyệt Khê (Trích Nhân Sinh Quan Phật Giáo)


Các tin tức khác

Back to top