HỎI: Người Phật tử có thể nguyện cầu, mong cho mình giàu có được chăng?
(TRẦN LÊ VĂN, tranlevan71@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Trần Lê Văn thân mến!
Cầu mong cho mình khá giả, phát đạt, thịnh vượng trong đạo Phật gọi là cầu phước, đúng hơn là tu phước. Sở dĩ chúng tôi gọi là tu phước thay vì cầu phước bởi lẽ đây không phải là cầu xin hay cầu nguyện suông mà phải gieo nhân lành để gặt hái quả phước. Do đó, người Phật tử chân chính luôn “nguyện gieo trồng và vun bồi phước đức” mà không hề “xin ơn trên ban cho phước đức”.
Nguyện cầu, mong cho mình giàu có là mong cầu chính đáng. Nhưng người Phật tử luôn ý thức rõ ràng về nhân quả, muốn có quả phước giàu sang thì phải cố gắng tạo dựng nhân lành. Cúng dường, bố thí, sẻ chia, thực thi các hạnh lành cùng với phương thức sống chân thực, nhân nghĩa, minh triết theo tinh thần Bát Chánh đạo chính là nhân lành để cho quả ngọt bình an, thịnh vượng.
Đành rằng, có cảm tức có ứng, “cảm ứng đạo giao nan tư nghì” nhưng nguyên lý căn bản vẫn là gieo nhân tốt ắt sẽ gặt quả lành. Cầu nguyện trong Phật giáo cũng phải nương theo tinh thần này, tức là cầu mong và phát nguyện dấn thân hướng thiện. Do đó, nếu những ai chỉ cầu nguyện suông mà được phước thì phải biết rằng đó là nhân quả trong quá khứ của họ đã đến lúc chín muồi, trổ quả lành chứ không phải do cầu xin mà được. Và ngược lại, nếu những ai cầu xin suông mà chẳng được thì cũng không nên than trách Trời Phật không thiêng mà hãy ý thức rằng mình cần phải tạo nhân lành nhiều hơn nữa để gặt hái quả phước.
Chúc bạn tinh tấn!
GNO
Các tin tức khác
- 30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân ( 4/10/2013 12:38)
- Con sói thủ đoạn và đàn chuột ( 4/10/2013 1:30)
- Người lạc quan - A cheerful man ( 2/10/2013 10:42)
- Đi chùa - Bước đầu của hành trình tâm linh ( 1/10/2013 11:35)
- Con mắt của Mẹ ( 1/10/2013 10:00)
- Tôi chọn bạn (30/09/2013 5:58)
- Không có gì vẫn có thể bố thí (27/09/2013 6:04)
- Bà cụ và chiếc giỏ (26/09/2013 11:24)
- Cuộc đời đó có bao lâu mà không chịu Tu hành (26/09/2013 1:08)
- Phật giáo với tuổi trẻ ngày nay (26/09/2013 1:04)