Cải bó xôi có tác dụng giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột, trị táo bón, chống ung thư buồng trứng, giúp chắc xương, làm cho tinh thần thoải mái, gương mặt sáng sủa. Cải bó xôi có chứa chất giống như insulin, có thể làm cân bằng và ổn định lượng đường trong máu, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Với hàm lượng vitamin cao, với 35 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu, ăn cải bó xôi có thể giúp phòng chống 1 số bệnh do thiếu vitamin gây nên như nhiệt miệng, bệnh quáng gà…
2. Cà rốt
Cà rốt là loại thực vật có tác dụng giải độc cao, tăng tốc độ bài tiết thủy ngân ra khỏi cơ thể, lợi cho mắt, tốt cho tim mạch, giải độc gan…
Các thành phần dinh dưỡng như vitamin nhóm B và vitamin C có trong cà rốt cũng có tác dụng làm mềm da, chống lão hóa. Cà rốt còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới. Tuy nhiên không nên dùng quá nửa lít nước ép cà rốt mỗi ngày, dùng quá nhiều sẽ dễ gây ra rối loạn kinh nguyệt, ngộ độc natri, vàng da, gây táo bón nặng hơn…
3. Bông cải xanh
Súp lơ là một trong những thực vật có chứa nhiều đồng nhất, có thể phòng chống truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể làm sạch mạch máu hiệu quả, có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, ngăn ngừa máu vón cục, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến.
Ăn nhiều súp lơ có thể tăng khả năng giải độc gan, phòng cảm cúm và bệnh máu xấu. Dùng lâu dài còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.
4. Bí đỏ
Ăn rất có lợi trong việc phòng chống bệnh cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và 1 số bệnh biến về gan, thận, giúp các bệnh nhân có chức năng gan thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào, giúp bài trừ kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cơ thể người.
Trong bí đỏ có chứa nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp insulin. Bí đỏ còn có tác dụng tiêu diệt các chất gây ung thư và các chất gây oxy hóa.
5. Nấm mèo (mộc nhĩ)
Nấm mèo có tác dụng hòa tan các chất khó tiêu hóa như: vỏ ngũ cốc, gỗ mụn, cát, mảnh kim loại… ngoài ra còn có tác dụng làm tan sỏi mật, sỏi thận.
Nấm mèo còn có thể làm giảm sự đông máu cục, giúp ngăn ngừa bệnh tắc động mạch. Dùng nấm mèo để chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả rất cao và an toàn, nhất là đối với các trường hợp bị bệnh trĩ lở loét.
6. Rong biển
Rong biển có tác dụng loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa cơ thể hấp thu những kim loại như chì, cadmium… loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể, đồng thời có tác dụng điều trị xơ cứng động mạch, giảm cholesterol, kích thích tuyến yên, làm giảm hormone nữ trong cơ thể nữ giới, làm cho cơ quan sinh sản hồi phục bình thường, loại bỏ bệnh tiềm ẩn của tuyến vú, các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
7. Nấm đông cô
Nấm đông cô có chứa nhiều tinh bột, có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể, tăng khả năng chống ung thư của cơ thể. Ngoài ra, nấm đông cô còn có thể hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, có tác dụng bổ tim, gan…
Tôi khuyên rằng mỗi gia đình nên có những bữa ăn gồm những loại thực phẩm trên, không cần mỗi ngày nhưng thường xuyên để một cơ thể khỏe mạnh.
Tổng hợp
Nguồn: Web Trẻ Thơ
Các tin tức khác
- Lẩu nấm thái chay (18/08/2017 2:21)
- Xôi nấm (17/08/2017 1:47)
- Nước ép trái cây: Lợi hay hại? (16/08/2017 1:43)
- Bánh đa nướng xúc nấm đậu chay (14/08/2017 11:40)
- Cà chua có tác dụng chống ung thư dạ dày (14/08/2017 1:00)
- Thải độc bằng nước hoa quả và nhịn ăn, nên hay không? (13/08/2017 2:10)
- Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (12/08/2017 2:07)
- Cuối tuần làm Kim Chi cải thảo chay (10/08/2017 2:41)
- Chế độ ăn cho người đau dạ dày mạn tính ( 9/08/2017 2:44)
- Ăn chay: thầy thuốc khuyên gì? ( 8/08/2017 2:24)