Nên tránh ăn uống gì khi bị táo bón

26/03/2019 6:04
Có khoảng 42 triệu người dân Hoa Kỳ đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần - theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận.

Chế độ ăn khỏe mạnh được duy trì sẽ giúp cho việc đại tiện được khỏe mạnh và một số thực phẩm có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng táo bón.


Cà phê là một trong những thức uống nên tránh khi bị táo bón

Dưới đây là một số thực phẩm chúng ta cần tránh khi bị táo bón: 

1 - Các thực phẩm đông lạnh

Các loại thực phẩm đông lạnh thường bị mất nhiều dưỡng chất, nhất là chất xơ - thành phần cần thiết cho sự đại tiện khỏe mạnh, đều đặn. 

Người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 25 - 38 g chất xơ. 

Ngoài ra, các thực phẩm đông lạnh còn chứa nhiều các chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản, các chất béo không tốt cho sức khỏe làm cho tiêu hóa khó khăn hơn. Các thực phẩm có hàm lượng béo cao thường chất rất ít chất xơ. Khi ăn nhiều chất béo, cơ thể tiêu hóa chậm hơn.

2 - Thịt đỏ

Chọn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và ít chất béo là cách tốt nhất để duy trì việc đại tiện đều đặn. 

Không loại thịt nào có chứa chất xơ, thịt đỏ có hàm lượng béo cao nhất và là thức ăn khó tiêu hóa nhất. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo hơn nên có thể gây ra táo bón. 

3 - Cồn và cà phê

Chúng ta cần hấp thu nước và các chất lỏng để tiêu hóa thức ăn. Cồn và cà phê có thể làm cơ thể thủy phân kém. Nếu có thói quen uống cà phê thì bạn cần uống nhiều nước để giúp cơ thể thủy phân tốt hơn.

Hầu hết các chế độ ăn đều khuyên nên uống đủ nước mỗi ngày dù nhu cầu về nước có thể khác nhau theo trọng lượng cơ thể, chiều cao và mức vận động thể chất của mỗi người.

4 - Các sản phẩm làm từ bơ sữa

Các sản phẩm làm từ bơ sữa có hàm lượng béo cao như: sữa, kem, phô mai và hoàn toàn không chứa chất xơ, làm cho tình trạng táo bón càng tệ hơn. 

Hạn chế hấp thu các thực phẩm làm từ bơ sữa và tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả trong chế độ ăn có thể làm dịu chứng táo bón. 

Đầy hơi và ợ chua có thể đi kèm với táo bón và có thể là biểu hiện của chứng không dung nạp lactose.

5 - Khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm chế biến công nghiệp

Các thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy và bữa sáng ngũ cốc (không có thêm các chất xơ khác) có thể gây thiếu dưỡng chất và kéo dài tình trạng táo bón. 

Các chuyên gia khuyên nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên thay vì ngũ cốc tinh chế. Yến mạch giàu chất xơ, là thực phẩm tuyệt vời giúp ngăn ngừa táo bón và làm dịu các biểu hiện của táo bón. 

6 - Sô-cô-la, bánh ngọt

Các món bánh ngọt và kẹo có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể vì có chứa nhiều carbohydrate, ít chất xơ và có hàm lượng béo cao. 

Sô-cô-la đặc biệt liên quan đến các vấn đề tiêu hóa, có thể gây khó chịu cho đường ruột. 

7 - Các món chiên nhiều dầu mỡ

Các món thức ăn nhanh có thể làm thỏa mãn cảm giác thèm ăn vặt nhưng sẽ làm cho táo bón tiến triển xấu hơn. Gà rán, khoai tây chiên làm cho việc tiêu hóa kéo dài hơn. 

Các món chiên nhiều dầu mỡ luôn chứa nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể nhất là khi bị táo bón. Nếu bạn đã hai ngày không đi đại tiện, nên hấp thu chất đạm thuần và tăng cường rau củ quả.

8 - Trứng

Trứng có hàm lượng protein cao, ít chất xơ - theo WebMD. Hãy bổ sung vào bữa ăn sáng nhiều loại rau cải giàu chất xơ như cải bó xôi, ớt chuông, củ hành khi ăn kèm với món trứng. 

Một nghiên cứu của Trung Quốc ở người tuổi 60 cho thấy tăng cường rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả.

9 - Bánh mì trắng

Bánh mì trắng có thể làm tăng mức đường huyết và cũng cần tránh khi bị táo bón. Bánh mì trắng được làm từ bột mì trắng, chứa rất ít chất xơ. 

10 - Chuối xanh

Chứa khoảng 3 g chất xơ trong một khẩu phần, chuối nằm trong số các loại trái cây  giúp bạn đại tiện dễ dàng. Tuy nhiên, chuối xanh hay chuối chưa chín hẳn lại không tốt khi chúng ta bị táo bón.

Trần Trọng Hiếu
(theo Reader’s Digest)

Các tin tức khác

Back to top