Một nghiên cứu mới từ 3 trường đại học hàng đầu cho thấy những lợi ích của việc giảng dạy "chánh niệm" trong các trường học, đã cung cấp căn cứ đầu tiên rằng các bài tập tinh thần tương tự như thiền Phật giáo đã giúp cải thiện sự tập trung chú ý của trẻ em, làm giảm mức độ căng thẳng của các em và góp phần làm bài thi tốt hơn.
Hơn 250 học sinh tại 6 trường, tuổi từ 12 đến 16, đã tham gia một khóa học chánh niệm trong 9 tuần, trong đó bao gồm các bài tập thở, "các hình ảnh nổi bật" và "clip phim" - tất cả nhằm mục đích cho các em rèn luyện tâm trí của mình nhằm kiểm soát quá trình suy nghĩ.
Sau khi được theo dõi trong thời gian thi mùa hè, các em học sinh thể hiện "triệu chứng trầm cảm ít hơn, căng thẳng ít hơn và hạnh phúc hơn" so với nhóm đối chứng không nhận được những bài học đặc biệt, tác giả của nghiên cứu cho biết.
"Những gì chúng tôi đang dạy là khả năng để có sự chú ý tốt hơn và để có thể triển khai sự chú ý đó theo cách có ích về mặt cảm xúc, học tập và xã hội", Giáo sư Willem Kuyken từ Đại học Exeter cho biết.
"Nó giống như đi đến phòng tập thể dục để luyện tập cơ bắp cho cánh tay và nhận thấy những cánh tay ngày càng mạnh mẽ, nhưng thay vào đó bạn đang thực hành thiền định để huấn luyện tâm trí nhằm giữ tốt hơn sự chú ý vào một đối tượng mà bạn quan tâm".
Thực tập chánh niệm giúp con người ta sáng suốt, tập trung tốt hơn - Ảnh minh họa
Một kỹ thuật giúp những học sinh được huấn luyện này xem xét những dòng suy nghĩ như những chiếc xe buýt mà các em có thể chọn để đi hoặc không đi: loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và giữ lại những suy nghĩ có ích.
"Nếu một người trẻ tuổi đang ngồi bên ngoài một phòng thi 10 phút trước khi thi và đang bận tâm với những suy nghĩ như "Tôi đã không ôn tập đủ, tôi sẽ thi hỏng", thì việc thực tập chánh niệm có thể giúp họ nhìn thấy tâm trí của mình khi tạo ra những suy nghĩ đó, họ sẽ làm ngược lại và chọn lựa cách không thêm dầu vào lửa", giáo sư Kuyken nói.
Những bài học này đã được sử dụng trong một số trường học trên toàn nước Anh, dưới sự bảo trợ của Dự án Chánh niệm trong Trường học (MiSP), dự án đã tham gia vào nghiên cứu. Các viện nghiên cứu từ Đại học Oxford và Cambridge cũng đã tham gia.
80% những người trẻ trong nghiên cứu này cho biết họ vẫn tiếp tục thực hành sau khi hoàn thành chương trình. Các giáo viên cũng đánh giá chương trình giảng dạy này có giá trị và rất thú vị để tìm hiểu và giảng dạy, các tác giả của nghiên cứu cho biết.
Các học viên chánh niệm nói rằng mặc dù các kỹ thuật này có nguồn gốc từ trong thiền phương Đông cổ đại nhưng chương trình học không có nội dung tôn giáo và tập trung vào việc cải thiện sự chú ý.
Văn Công Hưng (Theo The Independece)
Các tin tức khác
- Sống để làm gì? (27/06/2013 3:01)
- Thiền – Một phương pháp dưỡng sinh kỳ diệu (25/06/2013 2:36)
- Đừng để phải nói “Nếu như, giá như”… (23/06/2013 4:06)
- Lễ Hằng Thuận Ngày 15 Tháng 5 Năm Quý Tỵ (23/06/2013 12:00)
- Muốn thân tâm được yên tịnh hãy quay về với hơi thở (21/06/2013 3:48)
- Hai hạt lúa (19/06/2013 2:02)
- Hãy là người quan sát (16/06/2013 1:19)
- Thiền sư Ikkyu (14/06/2013 9:28)
- Gửi em nhân mùa thi (14/06/2013 12:28)
- Để làm gì? (12/06/2013 11:17)