Một hôm vị thầy của Đạo Nguyên thấy ông đang ngồi học kinh, Ngài hỏi ông học kinh để làm gì. Đạo Nguyên đáp, "Dạ, con học kinh vì muốn biết các thầy tổ ngày xưa đã tu tập như thế nào." Vị Thầy hỏi, "Chi vậy?" Đạo Nguyên đáp, "Vì con muốn được giải thoát khỏi khổ đau như các vị ấy." Vị thầy lại hỏi, "Chi vậy?" "Và vì con cũng muốn cứu giúp chúng sinh có quá nhiều khổ đau!" "Chi vậy?" Thầy ông lại hỏi tiếp, "Rồi một ngày nào đó con muốn sẽ được trở về quê hương, giúp dân làng của con." "Chi vậy?" Cuối cùng, Đạo Nguyên lặng thinh, ông không còn gì để trả lời nữa hết.
Bạn nghĩ sự thinh lặng của ngài Đạo Nguyên ấy là gì? Có lẽ vị thầy đã giúp ông trở về tiếp xúc lại với cái nguyên nhân sâu xa nhất của mình. Và cái nguyên nhân ấy, thật ra ta không thể dùng một lý do nào để diễn đạt được hết, vì mọi ý niệm đều không đúng với sự thật. Sự tu tập của ta chỉ có thể là để giúp mình thật sự có mặt trong giây phút hiện tại này, và buông bỏ hết mọi ý niệm mong cầu nào khác.
Cũng như ngài Đạo Nguyên, chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cho sự tu tập của mình như là để được giải thoát khổ đau, để được an lạc hơn, hoặc để giúp ích người khác... Nhưng đôi khi chính những ý niệm ấy lại mang đến cho ta, và người chung quanh, những khổ đau không cần thiết. Chúng có thể dẫn ta đi xa khỏi một thực tại linh động và trong sáng đang hiện hữu ngay trước mắt mình.
Nguyễn Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Cuộc sống là cà phê (11/06/2013 10:55)
- Ân Thầy (10/06/2013 5:06)
- Nghỉ hè, trẻ em được gì, mất gì: Lên chùa học đạo ( 9/06/2013 6:02)
- Giới trẻ háo hức lên chùa học tu ( 9/06/2013 5:59)
- Phật pháp có ích lợi gì cho trẻ con ( 7/06/2013 5:59)
- Sống xanh là sống thiện! ( 6/06/2013 10:17)
- Sống một mình an lạc ( 1/06/2013 12:33)
- Đức Thế Tôn và hạnh vô úy (22/05/2013 2:14)
- Cô bé sống trong chánh niệm (20/05/2013 10:10)
- Kinh nghiệm đầu đời (19/05/2013 6:03)