Do thế, cho dù anh ta thương yêu, chiều chuộng hết mực, nhưng ả vẫn không hài lòng. Ban đầu, cô ả và gã tình nhân lén lút qua lại, nhưng thời gian gần nhau quá ngắn làm cho họ cảm thấy không được thỏa mãn với giây phút bên nhau.
Một hôm, người chồng đi buôn bán rất xa. Cô ả cho rằng đây là cơ hội rất tốt, cùng người tình xa chạy cao bay; nhưng ả sợ người chồng về tìm không thấy, truy tìm sự việc thì biết phải làm sao.
Vì thế, ả bàn tính với người hàng xóm: “Sau khi tôi đi, bà hãy tìm dùm một tử thi phụ nữ để thay tôi, nói dối chồng tôi là vợ anh đã chết”.
Trải qua thời gian không lâu, người chồng trở về. Bà hàng xóm làm theo lời ả dặn,khuyên can: “Vợ của anh đã chết rồi, anh đừng đau buồn quá, cuộc đời là vậy!”
Quả nhiên, người chồng tin thật chẳng chút nghi ngờ, đau đớn khóc kể rất lâu rồi mới lo hậu sự cho vợ. Anh ta đem thi hài hỏa táng, nhặt hài cốt đựng trong hũ mang theo bên mình để bày tỏ sự chung thủy. Cô ả đi theo tình nhân bôn ba xuôi ngược ở không cố định, chịu bao cực khổ thiếu thốn. Gã tình nhân thỏa mãn dục vọng đâm ra chán chê ả. Do đó, ả hối hận, lặng lẽ trở về nhà đến trước chồng nói:– Thiếp chính là vợ yêu của chàng.
Người chồng nói:– Vợ tôi đã chết rồi.
– Đó là thiếp giả chết, thi hài này là của người khác.
– Tôi không tin, vợ của tôi rõ ràng đã chết rồi, chính tôi lo hậu sự cho nàng. Làm sao có chuyện tử thi người khác được? Đừng gạt tôi, cô hãy đi đi. Bất luận cô ả cầu xin, giải thích như thế nào, anh ta vẫn không chịu tin, vẫn giữ vững lập trường của mình.
Cuối cùng hai người cãi nhau ồn ào, cô ả đành gạt lệ ra đi.
Bài học đạo lý
Con người là tối linh trong muôn vật, có lý trí, có tình cảm, lại còn có đạo đức, có lương tâm; nhưng cũng rất gian xảo, dối trá và tàn nhẫn. Vì sao? Bởi vì từ vô thỉ đến nay họ luân hồi trong sáu đường, tiêm nhiễm tính thiện, lý trí và đạo đức thì rất ít; nhưng thói xấu gian trá, tàn nhẫn, tính ác lại rất sâu nặng. Chúng ta trồng nhân gì thì gặt quả ấy, cho nên có sự khác biệt giữa gian trá và lương thiện.
Thế gian có đúng-sai, tà-chính, công có công lý; bị cáo, nguyên cáo ở tòa án đều có lý nhất định. Tất cả mọi việc đều y theo pháp luật mà xử cho công bằng chính trực; chúng ta dựa theo công lý mới có thể xét xử sự việc đúng hay sai. Cho nên mọi việc đều có công lý và chân lý, nếu không thì thế giới này nổi loạn; người, trời trong sáu đường cũng trở thành luận bàn suông. Nhưng kiến chấp vẫn là chứng bệnh nặng nhất của nhân loại; bất luận là người thông minh hay kẻ ngu si không có tài năng đều có kiến chấp, họ khăng khăng cố chấp đến chết vẫn không chịu mình sai. Trái lại họ còn nói: “Nếu tôi không có kiến chấp thì bị người khác sai khiến, lợi dụng và không có lập trường của mình”. Họ làm việc thì do dự không quyết định. Gió đông thổi đến thì ngã bên tây, gió tây thổi đến thì ngã bên đông. Làm sao tài giỏi được?
Đức Phật dạy: Có bốn thứ y theo:
1/ Y theo pháp chẳng y theo người.
2/ Y theo trí chứ chẳng y theo thức.
3/ Y theo nghĩa chứ không y theo ngôn ngữ.
4/ Y theo kinh Liễu nghĩa chẳng Y theo kinh Bất liễu nghĩa. Lời bậc thánh nói chắc chắn lợi ích cho thiên hạ Ngài mới nói, cho nên lời nói không có dối gạt, không có sai lầm. Nhưng người bình thường nói thì rất khó tin, vì lời họ nói ra bao nhiêu đi nữa đều có xen lẫn sự khoe khoang và danh lợi. Vả lại trí thức cũng có giới hạn, cho nên phần đông mọi người y theo người mà không y theo pháp. Đức Phật là bậc thánh đứng đầu, pháp Ngài nói ra không có sai lầm. Theo trí chứ chẳng dựa vào thức. Vì thức chỉ là biểu hiện những điều thấy nghe, chưa đạt đến cứu cánh thật sự. Trí là thâm nhập, trong đó có nhân trước quả sau mà nghiên cứu đạt đến nhận thức triệt để; vì vậy phải theo trí chứ chẳng dựa vào thức. Theo nghĩa chứ không theo ngôn ngữ. Ngôn ngữ như ngón tay, nghĩa như mặt trăng; chúng ta theo phương hướng ngón tay mà thấy được mặt trăng, chẳng phải thấy ngón tay. Cho nên phải theo ý nghĩa lúc đó đã nói, không thể y theo ngôn ngữ mà bỏ bớt lời văn.
Đức Phật thuyết pháp dựa vào người, dựa theo nơi chốn mà nói ra nhiều pháp môn, có nhiều kinh điển Ngài nói theo phương tiện; cho nên nói y theo kinh Liễu nghĩa, đừng theo kinh Bất liễu nghĩa; giống như chúng ta đi học từ tiểu học, trung học lên đại học; nếu như chúng ta chấp cứng kiến thức thời tiểu học thì không thể tiến bộ được. Vì thế, y theo kinh Liễu nghĩa chẳng theo kinh Bất liễu nghĩa. Câu chuyện vợ ngu giả chết lừa chồng là ý nghĩa chỉ kiến chấp sai lầm của con người.
Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
Hiệu đính: Thiện Thuận
Các tin tức khác
- Đừng cố hiểu và thương mà hãy luôn rõ biết mình ( 4/05/2023 8:24)
- Trụ pháp Sa-môn ( 4/05/2023 8:21)
- Một kiếp người . . . ( 3/05/2023 9:34)
- Phóng sanh tăng tuổi thọ, được phước sống lâu ( 3/05/2023 9:14)
- Cái thấp nhất lại là cái đưa đến đỉnh cao nhất ( 2/05/2023 8:25)
- Phật dạy về thân cận bạn tốt ( 2/05/2023 8:21)
- Nghiệp ảnh hưởng đến cái ta muốn ( 2/05/2023 8:20)
- Biết và ghi nhận tâm tham ( 1/05/2023 8:43)
- Phước báo của việc ủng hộ người chuyên tu ( 1/05/2023 8:41)
- Thường trực BTS GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh viếng tang thân mẫu ông Vũ Huy Long ( 1/05/2023 7:46)