Sự ích kỷ tạo duyên tình yêu, tham lam , giận dữ, thù hận , sợ hãi, lo lắng, thất vọng, ganh ghét, đố kỵ và sự sở hữu sinh khởi. Tất cả chúng là các khía khác nhau của sự ích kỷ. Yêu thương qua nỗi sợ hãi và lo lắng chỉ là các mặt khác nhau của sự ích kỷ. Tất cả những thứ này là một gánh nặng hủy hoại tâm rất mạnh. Nó đè nặng lên tâm trí. Nếu chúng ta bước ra khỏi khỏi thế giới nhỏ bé của chúng ta và bắt đầu quan sát những gì đang thực sự xảy ra xung quanh chúng ta cũng như bên trong chúng ta. Nếu chúng ta bước ra khỏi những nỗi phiền muộn của chúng ta , thoát ra khỏi sự mơ mộng của chúng ta, và thực sự quan sát, chúng ta sẽ thấy được tất cả sự ích kỷ này, tất cả những tác hại và nỗi đau mà nó gây ra, cho chính cả chúng ta và cho người khác. Đây là gánh nặng của sự ích kỷ.
Ích kỷ là một gánh nặng khủng khiếp cho toàn thế giới . Bạn có thể thấy rằng tất cả các vấn đề, tất cả các cuộc xung đột, tất cả các cuộc khủng hoảng đều là kết quả của sự ích kỷ. Nhiều người đến với châu Á để chạy trốn cái cảm giác khủng hoảng thường trực mà họ gặp ở phương Tây. Nhưng họ không thể thoát khỏi nó bằng cách tìm đến châu Á. Các vấn đề tương tự cũng đang có mặt ở đây! Họ có thể không nhận ra chúng, tất nhiên, bởi họ không nói cùng một thứ ngôn ngữ, hoặc các cuộc khủng hoảng đến dưới những dạng khác, nhưng cả thế giới đều nằm dưới gánh nặng này. Tất cả các cuộc khủng hoảng , chiến tranh, khai thác, phá hủy môi trường, ô nhiễm môi trường, lương thực thừa mứa tại một số quốc gia, nhưng các nơi khác lại đang chết đói - tất cả điều này có thể được truy nguyên từ sự ích kỷ. Và sự ích kỷ xuất phát từ niềm tin vào một cái tự ngã hoặc một linh hồn. Sự thể là như vậy, không cần phải suy nghĩ nhiều.
Hãy lấy Liên Hiệp Quốc làm ví dụ. Đây là giấc mơ đẹp mà các chính trị gia đã đề ra. Liên Hiệp Quốc được thành lập, được cho là để tạo ra hòa bình trong thế giới này. Nó đã thành công ra sao? Liên Hiệp Quốc đã bị sự ích kỷ làm cho nó trở nên què quặt. Đó là sự ích kỷ của từng quốc gia, hoặc các khối các quốc gia. Các nhóm nhỏ đã đứng lại với nhau và bám vào nhau trong sự ích kỷ. Và do đó, Liên Hiệp Quốc không thể nghiêm túc làm bất cứ điều gì để phát triển hòa bình. Đây chỉ là một triệu chứng của sự ích kỷ, không chỉ thống trị thế giới, mà còn bắt rễ ăn sâu trong chính tự thân của chúng ta .
Chừng nào chúng ta còn bám víu vào cái ảo tưởng của một tự ngã này thì sẽ còn có sự ích kỷ. Và chừng nào sự ích kỷ này còn có mặt trong mỗi chúng ta, chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác về sự ích kỷ mà chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta . Bạn thực sự bị lừa nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể tách mình ra khỏi đó. Tất cả mọi thứ trong ta đều đã bị định hướng. Và ích kỷ ngăn không cho pháp ( dhamma) - hay việc làm những gì cần phải làm- sinh khởi. Đây là một vấn đề khủng khiếp cho tất cả mọi người .
Ích kỷ sinh khởi bởi cảm thọ ( vedana ), những cảm xúc mà chúng ta có từ những trải nghiệm về cảm giác của chính mình - chúng ta thích một số thứ, không thích một số thứ khác, và không chắc chắn là mình thích hay không thích một số thứ khác nữa. Vedana là ông chủ của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn chịu để cho nó sai khiến, làm bất cứ điều gì nó bảo chúng ta phải làm. Sự sinh khởi của một cảm thọ sẽ dẫn đến một sự ô nhiễm tâm hay phiền não (kisela). Đây là thứ tồi tệ làm cho tâm bị ô nhiễm.
Có ba loại phiền não cơ bản. Đầu tiên là tham (lobha). Đó là sự cố để có được, cố gắng để trở thành, cố gắng thâu tóm tất cả mọi thứ. Điều này thường được dịch là "tham ái " hay "tham dục". Loại phiền não thứ hai được gọi là sân. Đây là nhóm đối nghịch với nhóm đầu tiên. Sân là cố gắng để xua đuổi sự vật, đánh bật chúng đi, đánh chúng, đá chúng, giết chết chúng. Sân thường được dịch là " tức giận ", " ác cảm” , “căm ghét” , hoặc “hận thù”. Loại thứ ba của phiền não là si, tâm chạy lòng vòng, chẳng cố gắng để có được mả cũng không cố gắng để thoát khỏi, đơn thuần chỉ là một trạng thái bối rối, nhầm lẫn. Tâm không biết phải làm gì, vì vậy nó chạy lòng vòng. Đây là tất cả những gì được gọi là kisela ( phiền não) - ô nhiễm tác động vào tâm. Nếu bạn đứng đủ gần để quan sát tâm, bạn sẽ thấy những phiền não này đang vận hành. Và khi bạn thực sự thấy tâm bị ô nhiễm, bạn sẽ biết thế nào là một gánh nặng, nó không khả ái như thế nào, và nó gây ra những thiệt hại như thế nào.
Mỗi khi một trong những phiền não này sinh khởi, nó để lại một chút gì đó phía sau. Chúng giống như chim bồ câu! Chim bồ câu luôn luôn để lại một cái gì đó phía sau. Và những gì chúng để lại chồng chất thành đống trong sâu thẳm của tâm thức. Bụi bặm và rác rưởi do phiền não để lại , chúng ta gọi là ” anusaya” (phiền não ngủ ngầm). Cái đống bẩn thỉu của các khuynh hướng chất thành đống trong sâu thẳm của tâm thức. Cái đống bẩn thỉu của các khuynh xướng đó chồng chất lên nhau càng nhiều chừng nào, phiền não càng dễ dàng sinh khởi nhiều chừng ấy. Mỗi khi một phiền não sinh khởi, nó làm mạnh thêm khuynh hướng chạy theo phiền não của chúng ta. Và như vậy, nếu chúng ta cứ để cho việc này tiếp tục, phiền não sẽ phát triển ngày càng mạnh hơn, các anusaya (phiền não ngủ ngầm) trở nên ngày càng mạnh hơn nữa, và kết cuộc là phiền não sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Khuynh hướng, chẳng hạn như tức giận (sân) phát triển, và rồi sân tự bản thân nó sẽ sinh khởi ngày càng nhiều hơn. Những phiền não (kisela) này, là một gánh nặng và nó lại tạo thêm một gánh nặng khác - chúng ta quen dần với ô nhiễm đã huân tập theo cách ấy. Rồi các anusaya (phiền não ngủ ngầm) đến lượt nó, lại tạo thêm phiền não. Toàn bộ gánh nặng này ngày một lớn dần theo cách như vậy. Nếu bạn thực sự quan sát phiền não và trải nghiệm nó, thay vì cố gắng chối bỏ nó, hoặc tự thuyết phục bản thân mình rằng nó không tồn tại , - "Ồ, tôi không bao giờ tức giận. Tôi không bao giờ tham lam . Tôi không bao giờ nhầm lẫn, bối rối, hoặc ngu ngốc, " - nếu bạn phải bắt đầu đối mặt với những điều này, bạn rồi sẽ thấy chúng là cả một vấn đề như thế nào. Bạn sẽ thực sự nhận thức được gánh nặng này và sức nặng của nó đè lên tâm. Và sau đó bạn sẽ hiểu, không phải qua sự suy tư học hỏi mà qua qua kinh nghiệm của chính mình.
Hãy nhìn lại hơn cuộc sống của bạn và đoán xem bao nhiêu lần phiền não đã sinh khởi? Bao nhiêu lần bạn đã tức giận, hay tham lam , hoặc bối rối ? Điều đó cho bạn thấy phiền não ngủ ngầm (anusaya ) - những khuynh hướng không khả ái- nhiều và mạnh trong bạn như thế nào. Việc này cũng giống như bạn có một cái bình lớn để đựng nước. Nước nhỏ vào đó, mỗi lúc một giọt. Nước tích tụ và bình bắt đầu đầy. Mỗi giọt nước chính là một phiền não bắt đầu ghi vào trong tâm. Tâm huân tập những ô nhiễm theo thói quen cũng như xu hướng chạy theo phiền não. Bây giờ, hãy tưởng tượng , có một sự rò rỉ- một lỗ nhỏ xuất hiện ở đáy bình. Bình chứa rất nhiều nước và vì vậy nước xì ra ngoài từ cái lỗ nhỏ đó do áp lực mạnh. Cũng vậy, những ô nhiễm theo thói quen được huân tập và sau đó bộc phát ra thông qua các kẻ hở trong tâm .
Phiền não sinh khởi và rồi chồng chất thành phiền não ngủ ngầm (anusaya) và sau đó lại tuôn trào ra thành phiền não. Việc này làm mạnh thêm khuynh hướng (chạy theo phiền não) của chúng ta, làm tăng sự bộc phát của phiền não và rồi đưa đến phiền não ngày càng nhiều hơn nữa. Nếu chúng ta cho phép điều này xảy ra mãi mãi, phiền não sẽ đi sâu hơn vào trong tâm, mạnh mẽ hơn, làm cho tâm ô nhiễm hơn và nặng nề hơn, và gây ra đau khổ (dukkha) ngày càng nhiều hơn cho tâm. Nó giống như chúng ta bị tóm chặt ở giữa đại dương, và bị quay vòng vòng trong một số xoáy nước khổng lồ. Việc này có hấp dẫn đối với bạn không? Đây có phải là loại của cuộc sống mà bạn muốn có? Đây là việc bạn nên xem xét.
Bây giờ , hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có đủ chánh niệm - trí tuệ để ngăn chặn sự tuôn trào ra của phiền não, để khi một số đối tượng tiếp xúc với tâm, tâm sẽ không phản ứng theo những theo xu hướng đã được huân tập nên. Thay vì cho phép việc tạo thành những lổ rò trong bình để nước vọt ra, chúng ta có thể sử dụng chánh niệm –trí tuệ (sati-panna) để bít lại.
Mỗi khi phiền não trồi lên và bắt đầu trào ra, chánh niệm –trí tuệ có thể ngăn chặn nó. Các lổ rò sẽ không được tạo ra trong bình. Ngoài ra, bình cũng sẽ bắt đầu tự loại trừ dần nước mà nó đã tích trữ. Bằng cách này, xu hướng ô nhiễm sẽ làm suy yếu. Và, nếu quá trình này được tiếp tục thực hiện với sự tinh cần, sẽ không còn nước bẩn sót lại trong bình. Mọi thứ đều bị loại bỏ!
Bậc Thánh A La Hán, những người hoàn thiện - những người có tâm đã hoàn toàn chặn đứng được sự tuôn trào của các xu hướng bất tịnh. Tất cả các xu hướng ô nhiễm đã được làm sạch, hoàn toàn thoát khỏi phiền não. Đây là cái tâm đã buông bỏ gánh nặng của cuộc sống. Đây là cái tâm đã đặt xuống hết mọi gánh nặng, tâm nhẹ nhàng và giải thoát. Đây là bậc Thánh A La Hán, con người hoàn thiện.
Cuộc sống trở nên một gánh nặng bới vì "cái tôi", ảo tưởng của “tự ngã”. Sức nặng phụ trội này đè nặng lên cuộc sống. Và rồi cuộc sống sẽ chẳng có gì ngoài tự ngã, sự ích kỷ và phiền não. Bằng cách này, cuộc sống sẽ trở thành một gánh nặng. Cuộc sống, nếu không có gánh nặng này , là tâm thanh tịnh và thân trong sạch. Nó tự tại, thanh tịnh, trong sáng, nhẹ nhàng. Nó không phải là gánh nặng.
Theo: The Burden of Selfishness
Chuyển ngữ: Supanna Thiện Trí
Các tin tức khác
- Hoa rơi vì bám víu ( 8/02/2014 1:53)
- Cỏ ( 6/02/2014 2:56)
- Đâu cần phải là một điều gì lớn lao ( 6/02/2014 2:55)
- Tâm và cưỡi ngựa ( 6/02/2014 2:53)
- Nguồn an vui lâu dài ( 4/02/2014 3:00)
- Lục Tổ Huệ Năng ( 4/02/2014 2:59)
- Vị Thầy của một Thượng tọa ( 3/02/2014 4:36)
- Kinh Sợ Khổ ( 3/02/2014 4:35)
- Tìm hướng đi đích thực ( 2/02/2014 4:42)
- Hậu quả của sự đam mê danh vọng ( 1/02/2014 4:55)