4/02/2014 2:59
Huệ Năng là người ở Tân Châu xứ Lãnh Nam, mồ côi cha từ thuở nhỏ, Năng bán củi nuôi mẹ.
Ngay kia sau khi gánh củi bán tại một tiệm khách, ông ra về thì nghe có người tụng kinh Phật. Lời kinh chấn động mạnh tinh thần ông. Ông bèn hỏi khách tụng kinh gì và thỉnh ở đâu, và sau khi biết rõ đem lòng khát khao muốn học kinh ấy với vị thầy ấy. Kinh ấy là kinh Kim Cương, và thầy ấy là Ngũ Tổ HoằngNhẫn ở núi Hoàng Mai trại Kỳ Châu. Huệ Năng bèn lo liệu tiền bạc để lại cho mẹ già, và lên đường cầu pháp.
Phải gần một tháng ông mới đến núi Hoàng Mai xen lẫn với đồ chúng năm trăm người, (có nơi nói bảy trăm hoặc cảngàn) và làm lễ Ngũ Tổ.
Ngũ Tổ hỏi: Ông từ đâu đến?
Huệ Năng đáp: Lãnh Nam.
Tổ hỏi: Ông muốn cầu gì?
Đáp: Chỉ cầu làm Phật.
Tổ nói: Người Lãnh Nam không có tánh Phật sao làm Phật được?
Dù vậy, đã quyết tâm cầu đạo nên không ngã lòng, Huệ Năng bèn đáp ngay:
“Người đành có Nam Bắc, tánh Phật há vậy sao?”.
Lời đáp đẹp lòng Tổ lắm lắm. Thế rồi Huệ Năng đượcgiao cho công việc giã gạo cho nhà chùa. Truyện chép đã tám tháng ngoài Năng chỉ biết có công việc hạ bạc ấy cho đến khi Ngũ Tổ định chọn người kế ngôi Tổ giữa đám mônnhân. Ngày kia, Tổ bố cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lý đạo, Tổ sẽ truyền áo pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Thần Tú (tịch năm 706) là người học cao nhất trong bọn,và nhuần nhãnhất về việc đạo, và cốnhiên được đồ chúng coi như xứngđáng nhất hưởng vinh dự ấy bèn làm một bài kệ trình chỗ hiểu biết, và biên nơi vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng:
Thân là bồ đề cội
身是菩提樹
Tâm như gương sáng đài
心如明鏡臺
Giờ giờ siêng phủi quét
時時勤拂拭
Chớ để nhuốm trần ai
勿使惹塵埃
Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng lãnh được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau vừa thức giấc, đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, như sau:
Bồ đề vốn không cội
菩提本無樹
Gương sáng cũng không đài
明鏡亦非臺
Nguyên chẳng có một vật
本來無一物
Sao gọi phủi trần ai
何處惹塵埃
Tác giả mười sáu chữ trên là một cư sĩ quèn lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bửa củi, giã gạo cho chùa. Diện mạo ông ta quá tầm thường đến không mấy ai để ý nên bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi sửng sốt chứng kiến cuộc thách đố ấy nhắm vào một uy quyền đã được thừa nhận. Nhưng Ngũ Tổ thấy ở ông tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lãnh tăng chúng sau này, và nhất định truyền áo pháp cho ông. Nhưng Tổ có ý lo, vì hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhãn để nhận ra ánh trực giácthâm diệu trong những hàng chữ trên của người bửa củi giã gạo là Huệ Năng, nên nếu công bố vinh dự đắc pháp ấy lêne nguy hại đến tánh mạng người thọ pháp. Do đó Tổ ngầm bảo Huệ Năng đúng canh ba khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh thất dạy việc.
Thế rồi Tổ trao lại áo pháp cho Huệ Năng làm tín vật chứng tỏ cái bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo Thiền sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết. Tổ còn dặn Huệ Năng chớ vội nói pháp hãy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi chờ đến thời sẽ công khai xuất hiện và hoằng dương; Tổ còn nói cái áo pháp truyền lại từ tổ Đạt Ma làm tín vật sau này đừng truyền xuống nữa, vì từ đó Thiền sẽ được thế gian công nhận, không cần phải dùng áo tiêu biểu cho tín tâm. Ngay trong đêm ấy Huệ Năng từ giã Tổ.
Trích Lịch sử Thiền Tông
Các tin tức khác
- Vị Thầy của một Thượng tọa ( 3/02/2014 4:36)
- Kinh Sợ Khổ ( 3/02/2014 4:35)
- Tìm hướng đi đích thực ( 2/02/2014 4:42)
- Hậu quả của sự đam mê danh vọng ( 1/02/2014 4:55)
- Tinh tấn trung đạo ( 1/02/2014 4:38)
- Niệm Phật không phải là kêu Phật (31/01/2014 4:55)
- Chân trần viếng chùa Myanmar (30/01/2014 4:51)
- Bồ tát Di Lặc - Hình ảnh và ý nghĩa (30/01/2014 4:44)
- Mã tổ (30/01/2014 4:37)
- Tu hành như kẻ đào giếng (29/01/2014 3:40)