Hôm nay nền văn minh, sự hiện đại tối tân thì mình dùng nó vào sự lợi ích, nhưng không lệ thuộc nó. Và mai sau không còn nữa, chúng ta vẫn sống như ban đầu thế thôi. Nó đến thì tôn trọng, nhưng không có nghĩa là quan trọng và lệ thuộc nó, cũng không phải bất cần, chỉ là trân trọng mà không dính mắc, không cần thiết. Điểm chính yếu là "mình dùng nó hay nó dùng mình." Cho nên có câu: “Lòng mình đủ rộng, thì hay dung hết cổ kim”. Khi thấy có một cái khiến mình bực bội, đó là lòng mình đã bị thu hẹp, không đủ rộng, không dùng được nó mà đã bị nó làm cho mình ngăn ngại, mất tự chủ về nó và không được tự do tự tại rồi.
Khi tay mình nắm một cái gì đó, có nghĩa là mình đã bị trói buộc, ngăn ngại bởi cái đó nên không thể nắm cái khác. Khi không nắm tất cả thì chúng ta được tự do, muốn nắm cái gì cũng được. Tương tự, lòng mình dính mắc một cái gì đó thì sẽ bị khu biệt trong cái đó, bị cái đó che khuất, làm ngăn ngại, lòng mình không còn đủ rộng. Nếu chúng ta không dính mắc hay dừng trụ trên một pháp nào cả, thấu suốt qua tất cả thì tâm thể ta vốn tự rỗng lặng, sáng ngời. Tâm này có đủ năng lực tự chủ, các pháp không đủ sức chi phối cho nên chúng ta được tự tại, tùy duyên trên các hoàn cảnh, không bị các pháp sai khiến mà chuyển được các cảnh, nên gọi là dùng được tất cả.
Thầy Tâm Hạnh -Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Các tin tức khác
- Bất nhị (29/09/2015 3:29)
- Bàn tay từ ái (28/09/2015 4:48)
- Phương thuốc trị tâm (27/09/2015 4:40)
- Đau khổ sinh khởi và tiêu mất (27/09/2015 3:59)
- Phân tích sự khác biệt (26/09/2015 3:55)
- Cảnh cùng khốn (26/09/2015 3:50)
- Còn điều đáng vui? (26/09/2015 3:45)
- Tình thương (26/09/2015 3:27)
- Sáng và tối (25/09/2015 4:14)
- Thực tập tâm bi cho những ai gây khổ đau (25/09/2015 4:07)