Cha mẹ làm tấm gương cho con cái

25/12/2015 4:04
Ở trong nhà gia trưởng, cha mẹ làm tấm gương cho con cái. Làm tấm gương gì? Thực tiễn Đệ Tử Quy.

Trong Đệ Tử Quy, mỗi một điều trong đó gia trưởng phải làm được, thầy giáo cũng phải làm được thì học trò không thể không phục. Nếu như bạn là gia trưởng mà không làm được, chúng sẽ hỏi bạn: “Ông dạy tôi làm, tại vì sao ông không làm?”. Cho nên làm cha mẹ ở trước mặt con cái phải nghiêm túc cung kính, phép tắc quy củ, làm để cho chúng xem. Trẻ con có thiên tính cao, ba tuổi có thể bắt đầu học tập. Khi tôi lên ba tuổi, tôi bắt đầu học tập, đến sáu-bảy tuổi thì nền tảng đã vững rồi. Nền tảng này ảnh hưởng cả một đời. Gốc là ở ngay nơi đây. Thông thường các bạn nhỏ căn tánh trung hạ, sáu-bảy tuổi bắt đầu đi học. Tôi thì đi học rất sớm. Trẻ con ba tuổi đi học thì rất ít. Gốc phải từ ngay lúc đó mà xây dựng.

Hiện tại xã hội này ô nhiễm nghiêm trọng đến như vậy, ta có thể bình an mà trải qua, không hề bị ô nhiễm của hoàn cảnh, không hề bị ảnh hưởng của hoàn cảnh, đạo lý gì vậy? Vì lúc nhỏ đã có gốc. Hiện tại chúng ta cảm tạ cha mẹ, cảm tạ thầy giáo, tri ân báo ân. Bạn nhận qua loại giáo dục này, thông qua nhiều năm tháng khảo nghiệm phức tạp như vậy của xã hội, mới biết được công đức của giáo dục, nhà Phật gọi là công đức. Nếu như không nỗ lực mà dạy như vậy, bạn muốn con cái của bạn tương lai có thể thành thánh, thành hiền thì thật là khó! Nếu như không làm thánh hiền, chúng ở trong xã hội làm gian làm trá thì rất khó tránh khỏi. Vì sao vậy? Hiện tại tập nhiễm của xã hội rất nghiêm trọng. Tương lai ô nhiễm, chúng không thể không bị ảnh hưởng. Cái gốc đó phải trồng được sâu. Căn gốc sâu dầy là phải làm ra tấm gương tốt. Cho nên, làm cha mẹ phải dốc hết lòng đối với con cái, thì con cái chúng ta mới có thể tri ân, báo ân, tận hiếu đạo đối với cha mẹ của chúng. Nếu như dạy người khác làm, mà chính mình không làm được, thành thật mà nói đó là sỉ nhục lớn nhất. Các vị thử nghĩ xem có sự sỉ nhục nào lớn hơn nữa hay không? Việc này chân thật gọi là “gạt mình gạt người”. Vậy thì làm gì có thể nói được đạo đức chứ? Cho nên đối với những bạn nhỏ này, chúng ta làm ra tấm gương để cho chúng xem, đây là đại đức, đây là bạn đã làm ra việc tốt lớn. Nhà Phật gọi là tích công bồi đức. Bạn làm một ngày, bạn phải nên biết tương lai đứa nhỏ này lớn lên, chúng ở nơi đó có được sự dạy bảo, chúng cũng có thể làm được, không bị mê hoặc của bên ngoài, bạn chân thật đã thay xã hội bồi dưỡng ra một người tốt. Bạn biết cái công đức này bao lớn? Thành tựu của chúng chính là thành tựu của bạn. Bạn làm cha mẹ bạn toàn tâm toàn lực đem con cái của bạn bồi dưỡng thành công. Con cái của bạn tương lai thành công chính là thành tựu của bậc làm cha mẹ. Tầm nhìn của bạn có thể nhìn được xa, không thể chỉ xem lợi ích ở trước mắt, phải xem lợi ích lâu dài.

Xã hội hiện tại luân lý đạo đức hoàn toàn không có, bắt đầu lại từ đầu rất khó, vô cùng là gian nan. Tuy khó nhưng không thể không làm. Ta có thể tận tâm tận lực mà làm chính là viên mãn công đức. Người khác có chịu làm hay không là việc của họ, ta không bị ảnh hưởng của họ. Thậm chí họ cố tình đến chướng ngại ta, ta cũng có trí tuệ dùng phương tiện khéo léo để tránh, ta vẫn là phải làm. Một người chân thật có trí tuệ, có kiến thức, ta không vì chính mình, ta vì xã hội, ta vì thế giới, ta vì tất cả chúng sanh mà bồi dưỡng những bạn nhỏ này. Làm gia trưởng cũng phải hiểu rõ, bạn tuyệt đối không chỉ bồi dưỡng con cái của chính bạn thôi, không chỉ vì gia đình của bạn, bạn phải vì xã hội, bạn phải vì quốc gia, bạn phải vì toàn thế giới mà bồi dưỡng nhân tài. Trẻ nhỏ ở trong nhà của bạn là có duyên với bạn. Bạn phải tận tâm tận lực, đó là vì xã hội, vì quốc gia, vì thế giới mà bồi dưỡng nhân tài, thánh hiền. Tương lai chúng lớn lên có thể vì xã hội, vì quốc gia, vì người trên toàn thế giới mà tạo phước, bạn nói xem công việc này có ý nghĩa đến dường nào, quan trọng hơn việc kiếm tiền nhiều. Kiếm tiền không quan trọng. Bạn nói xem công tác này vĩ đại cỡ nào, thật có ý nghĩa! Danh vọng lợi dưỡng là giả. Nếm phải danh vọng lợi dưỡng, không thể nào không tạo nghiệp. Tạo tội nghiệp khẳng định phải chịu quả báo. Thiện có thiện báo, ác có ác báo. Không chỉ kinh Phật giảng được rất rõ ràng, mà điển tích trong thế gian cũng nói đến rất nhiều, không thể không tin tưởng.

 

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Ngày 13 - 09 - 2002

Giảng tại: Singapore.

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Minh.

Các tin tức khác

Back to top