Đó là vì quá yêu quý thân thể của mình. Vì cái thân xác này, sợ phải chịu xấu hổ, sợ bị nuông chìu, sợ chịu thiệt, sợ bị mắc lừa, lo trước lo sau, nhìn ngang nhìn dọc, lo lắng hốt hoảng, tính toán thiệt hơn … như thế, trái tim đó của anh ta cả ngày giống như quả hạch đào bị chó gặm đi gặm lại, làm sao mà có thể không chết chứ. Càng sợ chết, càng chết nhanh. Nếu bạn muốn dưỡng sinh, thì phải không sợ chết. Chỉ có không sợ chết, mới có thể cách xa cái chết.
Người thực sự không sợ chết, đi đường sẽ không gặp phải hổ, nếu có gặp phải, hổ cũng không ăn thịt anh ta. Đánh nhau không gặp phải đao súng, nếu có gặp, đao súng cũng sẽ không làm anh ta bị thương. Tại sao? Bởi vì anh ta không coi cái chết là gì, không sợ chết, cái chết cũng không có cách nào. Dưỡng sinh, mặc dù không phải là mục đích của việc tu đạo, nhưng người tu đạo đã nhìn thấu được sinh tử, cho nên sẽ không sợ chết nữa, vì đã không sợ chết nữa, nên cái chết cũng không còn là vấn đề. Quan sinh tử đã qua rồi, còn gì mà không thể vượt qua nữa? Vì thế, người tu đạo có thể trường sinh. Không nghĩ đến trường sinh, trái lại lại có thể trường sinh. Tâm luôn nghĩ muốn trường sinh, trái lại càng nhanh chết. Trường sinh không phải là mục đích của tu đạo, nó chỉ là hiện tượng đi kèm của tu đạo.
Trích 100 lời khuyên lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Trung y 112 tuổi
Các tin tức khác
- Người xưa dụng công tham thiền ngộ đạo (21/12/2015 1:02)
- Thế nào là Bà La Môn (21/12/2015 12:23)
- Thế nào là vô minh? (20/12/2015 4:04)
- Nên và không nên làm khi ghé thăm chùa (20/12/2015 3:28)
- Đau khổ (20/12/2015 3:20)
- Nghĩ vơ nghĩ vẩn, không lúc nào dừng (19/12/2015 3:51)
- Đừng mong cầu điều này phải khác đi (18/12/2015 4:31)
- Những điều nam giới bị ràng buộc (18/12/2015 4:30)
- Sám hối ngay căn mắt (18/12/2015 4:07)
- Người Phật tử tại gia giữ gìn giới hạnh (18/12/2015 3:52)