Đây là lý do tại sao khi đức Phật khuyên những người Kalama để hiểu biết về chính mình, một trong những điều Ngài dạy họ, để biết rõ bản thân mình thế nào, hãy căn cứ vào cách người trí đánh giá về hành vi của mình. Khi Ngài chỉ dạy cho con trai Rahula, cách để quán sát những hành động của chính mình là hãy nhìn vào tấm gương. Ngài dạy Rahula rằng, nếu thấy hành động nào của mình gây tổn hại, hãy bộc bạch điều ấy với một người thiện tri thức đồng phạm hạnh. Với cách này, Rahula có thể học cách mở lòng với người khác, và cả với chính bản thân, về lỗi lầm đã gây tạo, đồng thời, đây là cách để học hỏi tích lũy tri thức từ bậc thiện tri thức để sửa đổi, mà không phải tự tạo điều gì mới mẻ trên con đường thực hành giáo pháp của mình.
Do vậy, nếu bạn thật sự muốn trở thành người thuần thục, khéo léo trong suy nghĩ, lời nói và hành động, bạn cần một người thiện tri thức đáng tin cậy để chỉ ra những điểm tối của chính bản thân mình. Bởi vì những điểm đen tối nhất bao quanh những thói quen không tốt, vụng về, và nhiệm vụ chính yếu của người thiện tri thức đáng tin cậy ấy là chỉ ra những lỗi lầm cho ta. Chỉ khi nào chính ta thấy rõ lỗi lầm, ta mới có thể sửa lỗi; chỉ khi nào sửa lỗi, thì ta mới có được lợi ích thiết thực mà người thiện tri thức vì lòng thương yêu mà thật lòng chỉ lỗi cho ta.
Người hiền trí chỉ lỗi và khiển trách, như chỉ chỗ chôn vàng. Thân cận người như vậy, chỉ tốt hơn cho ta chứ không xấu. (Pháp cú, câu 76)
Khi quán xét lỗi lầm của mình, một người thiện tri thức giống như một người huấn luyện ngựa. Có lần, người huấn luyện ngựa đến thăm đức Phật, đức Phật hỏi ông về cách dạy ngựa. Ông đáp rằng, với một số con ngựa, ông dùng biện pháp ngọt ngào. Với một số con ngựa khác, ông dùng biện pháp mạnh. Một số khác nữa thì phải cần tới cả hai biện pháp trên. Nhưng nếu cả ba phương pháp đó đều không thành công thì ông sẽ giết con ngựa ấy đi. Ông làm vậy là để đảm bảo uy tín xưa nay của những người kế thừa làm nghề huấn luyện ngựa. Thế rồi ông hỏi đức Phật dạy các đệ tử Ngài bằng phương pháp nào, đức Phật trả lời “cũng theo cách tương tự như vậy”. Có những đệ tử chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng là đủ. Có những đệ tử phải dùng lời khiển trách mạnh. Ngoài ra cũng còn có những vị phải dùng kết hợp cả hai biện pháp trên. Nhưng nếu cả ba phương pháp đó đều không thành công, Ngài cũng sẽ giết người đệ tử ấy. Người huấn luyện ngựa sửng sốt, cho đến khi nghe đức Phật giải thích cho ông hiểu từ “giết”. Ngài sẽ không chịu trách nhiệm huấn luyện người đệ tử ấy nữa, điều này có nghĩa là cơ hội trưởng thành về đời sống tâm linh trong giáo pháp của người đệ tử ấy đã chết đi.
SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐÁNH GIÁ: Thầy chọn trò hay trò chọn thầy?
Nguyên tác: Thanissaro Bhikkhu
Người dịch: Hằng Như
Các tin tức khác
- Tôi có thể nhìn thấy những tâm hồn khiêm hạ nhất (12/01/2016 4:10)
- Biết trân quý các mối quan hệ tình người ta có (11/01/2016 4:38)
- Từ ái, điều kiện cho sự sống còn của chúng ta (10/01/2016 3:30)
- Tất cả chúng ta là giống nhau (10/01/2016 3:25)
- Giáo dục đức hạnh ( 9/01/2016 5:19)
- Nhận diện khổ đau ( 8/01/2016 5:33)
- Khi xúc chạm việc đời ( 8/01/2016 5:17)
- Đường trở về ( 7/01/2016 12:48)
- Bận mà vui, mệt nhưng hoan hỉ ( 6/01/2016 4:24)
- Thiền, liệu pháp của giấc ngủ bình an ( 6/01/2016 4:22)