Giáo dục đức hạnh

9/01/2016 5:19
Đức hạnh là yếu tố cơ bản để làm người, cũng chính là luân lý đạo đức mà chúng ta thường đề cập. Nếu vứt bỏ luân lý đạo đức, con người sẽ không khác gì loài động vật, mà cổ nhân thường ví von: “cầm thú mặc quần áo”.

Thân tướng con người, mặc y phục con người, đội nón người,… nhưng tâm hạnh lại chẳng khác gì các loại động vật; đối với chân tướng của vũ trụ nhân sinh, không hề biết một tí gì. Nhà Phật gọi hiện tượng đó là “thọ báo”, người không những bị thọ báo mà còn tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, quả khổ không thể nào ước lượng được. Việc này chỉ cần tỉ mỉ quán sát, chúng ta có thể nhận ra và khẳng định. Do đó “giáo dục đức hạnh” là căn bản của giáo dục.

Thời xưa, bậc tiểu học, từ một đứa trẻ bảy tuổi rời khỏi cha mẹ phải theo thầy, sống chung với thầy. Thầy giáo không chỉ dạy học mà còn giáo dục ngay trong đời sống. “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, thầy giáo là tiêu chuẩn sống, hình tượng sống. Học trò cùng sống với thầy phải hướng đến thầy để học tập. Học từ đời sống của thầy, học cách đối nhân xử thế. Tiểu học chú trọng đến giáo dục đời sống, dạy cách tưới nước quét nhà, dạy tôn kính sư trưởng, hiếu thuận cha mẹ, thương yêu anh em, dạy điều cơ bản của luân thường, dạy về “trung hiếu tiết nghĩa”, “ngũ luân bát đức”. 

 

HT. Tịnh Không

Các tin tức khác

Back to top