Để thay đổi thói xấu, chúng ta phải bắt đầu từ đâu?
Phải bắt đầu từ những tiểu tiết nhỏ nhặt trong đời sống. Vì vậy Tôi thường nhắc nhở các đệ tử rằng, ăn cơm có oai nghi của ăn cơm; đi đường có oai nghi của đi đường; bất luận là đi đứng nằm ngồi gì cũng đều phải có oai nghi.
Có người hỏi tôi: - Oai nghi quan trọng đến như vậy sao? Nó có thể khiến cho người ta thành Phật sao?
Thật ra, chúng ta đừng nên coi thường tiểu tiết này, đây là con đường mà người muốn thành Phật phải trải qua, Phật giáo gọi đây là “học Phật hành nghi” ý là muốn cho người ta, qua những tiểu tiết nhỏ nhặt này có thể kiểm điểm thân tâm, bó buộc thân tâm, giữ quy phạm cho riêng mình, để giảm thiểu thói xấu của mình, để qua đó phiền não cũng sẽ giảm bớt theo.
Nếu không thì có thể là bạn sẽ nói: Tôi luôn là người như vậy! xưa nay tôi vốn là một cục nợ, ngay cả cha mẹ tôi cũng không cần tôi! Người như vậy có đúng không? Muốn điều chỉnh thói xấu thì bạn phải hạ quyết tâm. Ngay như Sở Bá Vương “phá nồi dìm thuyền, sống mái một phen” không chừa lại bất cứ con đường rút nào.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết
Các tin tức khác
- Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm (20/03/2016 2:03)
- Làm một người bình thường (20/03/2016 1:52)
- Kiên trì bền bỉ (20/03/2016 1:37)
- Cuộc sống cần đến quy luật cân bằng (20/03/2016 1:10)
- Giữ giới (19/03/2016 1:11)
- Lợi ích của việc đi kinh hành (19/03/2016 1:00)
- 7 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Thiền sư Kodo Sawaki (19/03/2016 12:55)
- Những mặt khác nhau của hạnh kham nhẫn (19/03/2016 12:53)
- A-La-Hán có phàm thân hay không ? (19/03/2016 12:38)
- Đặng Thông đến chết cũng không tránh được thiên ý (19/03/2016 12:02)