Thói quen đối với con người mà nói cũng giống như một thứ cám dỗ. Ví như có người quen thói ăn cắp, nguyên nhân lấy cắp không phải là vì cần dùng, cũng không phải do thiếu thốn, mà là do thích thú bởi thói ăn cắp, cho rằng nếu mình không lấy cái gì đó thì cảm thấy khó chịu, cho nên muốn chiếm thứ đó làm của riêng mình. Một thói xấu giống như vậy khi đã hình thành thói quen rồi thì sẽ trở thành một thứ cám dỗ.
Nếu như lỡ mắc phải thói quen xấu giống như vậy thì chỉ cần chúng ta hình thành một thói quen tốt khác để thay đổi nó. Ví như ngay khi bạn vừa khởi ý niệm muốn lấy của người khác thì bạn hãy mau tránh xa nó, đừng để có tiếp cận với nó, đồng thời tự răn nhắc mình “đây không phải là thứ mình thích, cũng không phải là thứ mình cần, vì vậy mình không nên lấy nó!”
Do đó, khi đối mặt với sự cám dỗ, phải đẩy mạnh ý chí của mình, phải có sự quyết tâm rời xa nó, một mặt chúng ta phải đè nén, một mặt thì phải suy nghĩ để chuyển hóa và sửa đổi. Cứ như vậy lâu ngày chày tháng thì chúng ta có thể dần dần bỏ đi cái tâm lệ thuộc vào thói xấu này.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết
Các tin tức khác
- Tám bài kệ chuyển hóa tâm (23/03/2016 1:12)
- Tâm phải luôn tỉnh thức và hứng thú (23/03/2016 1:01)
- Gỡ bỏ cặp kính cũ (22/03/2016 2:08)
- Niệm danh hiệu Phật và tụng kinh (21/03/2016 1:46)
- Đừng xem thường những việc nhỏ nhặt trong đời sống (21/03/2016 1:33)
- Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm (20/03/2016 2:03)
- Làm một người bình thường (20/03/2016 1:52)
- Kiên trì bền bỉ (20/03/2016 1:37)
- Cuộc sống cần đến quy luật cân bằng (20/03/2016 1:10)
- Giữ giới (19/03/2016 1:11)