Rốt cuộc, sau này bà ta xem thiền đường là chốn cai nghiện, hễ khi vừa lên cơn nghiện thì bà ta liền đả thiền thất. Nhìn thấy bà cứ tái đi tái lại mấy lần như vậy mà không có cách gì diệt, Tôi khuyên bà ấy, Sám hối là việc phải được thực hiện hằng ngày, như vậy mới có thể đoạn trừ thói quen xấu. Còn nếu như chỉ sám hối sau khi phạm lầm sai thì đó chẳng qua là vì sợ bị trừng phạt mà thôi.
Ban đầu bà ta ngày nào cũng sám hối. Nhưng chưa đầy nửa năm sau, bà cho rằng sám hối như vậy là đủ rồi, nên tâm vừa buông lung giải đãi bà lại bắt đầu hút xì-ke.
Sau đó bà lại đến tìm tôi sám hối và nói: Nếu như còn tái phạm nữa, bà sẽ dùng dao chặt đứt ngón tay của mình, để tỏ rõ lòng quyết tâm của bà. Tôi nói:
Sám hối là sám ở trong lòng, chớ không phải làm sám trên ngón tay. Nếu không như vậy thì sau khi vết thương lành lại, bà cũng lại sẽ quên thôi.
Khi gặp phải tình trạng không làm chủ được thân tâm giống như vậy, vẫn biết là không nên tái phạm, nhưng không biết làm sao để cai trừ thói quen xấu thì bạn phải liên tục sám hối.
Chung quy thì thói quen nhiều đời kiếp của phàm phu không phải nói sửa thì là liền sửa ngay, cần phải có thời gian lâu dài mới sửa được.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết
Các tin tức khác
- Khúc gỗ trôi sông (23/06/2016 2:10)
- Tại sao nói dối làm cho bạn bị bệnh (23/06/2016 2:03)
- Buông thư toàn thân (21/06/2016 10:54)
- Tại sao cãi nhau đến chết mới thôi? (21/06/2016 10:47)
- Tâm bồ đề bắt nguồn từ tình yêu với chúng sinh (20/06/2016 6:20)
- Hãy lập một thệ nguyện thành tựu Phật quả (20/06/2016 1:21)
- Tài sản lớn nhất trong đời sống là “không mua” (20/06/2016 1:15)
- Câu Chuyện Nhân Quả: Ham chút lợi nhỏ, bị thiệt hại to (20/06/2016 12:59)
- Không có người nào hoàn toàn xấu (19/06/2016 2:04)
- Sống có ích (19/06/2016 1:37)