Những kinh nghiệm hữu ích cho đời sống
1- Khi vào xe hơi đừng nên mở máy lạnh ngay
Khi vào xe hơi ,trước hết bạn phải quay kiểng xe xuống, chờ vài phút rồi hãy mở máy điều hoà không khí.
Theo nghiên cứu thì dashboard, ghế ngồi và chất làm mát không khí trong xe tỏa ra benzen, một độc tố gây ung thư (hãy ghi nhận mùi của plastic được hâm nóng trong xe đóng kín cửa). Ngoài ra benzen còn đầu độc xương, gây thiếu máu và giảm lượng tế bào máu trắng v.v… Nếu bị nhiễm lâu dài, benzen có thể gây bệnh bạch cầu (leukemia) làm tăng rủi ro bị ung thư, và cũng có thể làm sẩy thai.
Mức benzen bên trong nhà có thể chấp nhận đươc là 50mg/ sq.ft. Trong một xe hơi, lên hết cửa kiếng, đậu trong nhà thì mức này lên khoảng 400-800 mg. Nhưng nếu xe đậu ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ trên 60F, thì mức độ benzen tăng lên tới 2000-4000mg tức là gấp 40 lần mức có thể chấp nhận đươc… và như thế những người ngồi trong xe đương nhiên sẽ phải hít thở một lượng quá nhiều độc tố benzen. Vì vậy lời khuyên là nên mở cửa xe và hạ kiếng xe xuống để cho không khí bên trong xe có thể thoát ra ngoài trước khi bạn vào trong xe.
Benzen là một độc tố có tác hại lên thận, gan và một khi đã nhập vào cơ thể thì khó có thể thải ra ngoài (Câu Đỗ)
2- Rửa sạch nắp trên của lon soda rồi hãy uống
Vào chủ nhật mới đây tại North Texas, một phụ nữ khi đi chèo thuyền đã không quên để vài lon coke vào trong tủ lạnh của chiếc tàu. Đến ngày thứ hai người ta đã phải chở bà vào phòng cấp cứu… nhưng đến ngày thứ tư thì bà đã trút hơi thở cuối cùng.
Giảo nghiệm tử thi, kết luận nạn nhân đã bị chết vì bệnh do leptospira (leptospirosis). Cuộc điều tra cho thấy là bà ta đã uống coke trực tiếp từ lon chứ không đổ ra ly. Thử nghiệm cho thấy lon coke mà bà ta uống có nhiễm nước đái chuột (tức là mầm mống của căn bệnh nói trên.)
Nước đái chuột chứa những chất độc hại và chết người. Do đó chúng ta phải rửa cho sạch phần trên của tất cả các lon soda trước khi dùng. Nên biết là các lon soda này được tồn trữ trong các kho rồi chuyển thẳng tới các cửa hàng mà không có rửa sạch.
Một nghiên cứu của NYCU đã phát hiện là mặt trên của tất cả các lon soda đều bị ô nhiễm nhiều hơn cả các phòng vệ sinh công cộng, nghĩa là có đầy mầm mống bệnh và vi khuẩn. Vậy thì … bạn nhớ lấy nước rửa cho sạch các lon soda trước khi đưa lon lên miệng uống để tránh tai họa. (Oanh Nguyen).
3- Đừng uống RedBull cùng với Vodka
RedBull là một loại nước uống đem lại năng lực (energy drink) sản xuất theo sản phẩm của Thái- lan mang tên Krating Daeng.
Một nhóm thanh niên tuổi trong khoảng từ 20 tới 30 tụ tập nhau để liên hoan thâu đêm. Trong số đó, một cậu chừng 26 tuổi mang theo VODKA RED BULL (mà cậu ta đã có uống từ trước khi tới). Vào 3 giờ sáng, cậu này cùng một số bạn khác lấy nệm ra nằm ngủ một lát. Lúc này cậu ta vẫn nói cười vui vẻ, không đau đớn gì. Khoảng 5 giờ sáng, các bạn khác vào đánh thức cậu này thì… cậu ta đã chết.
Sau khi giảo nghiệm, bác sĩ kết luận là cậu thanh niên này đã chết vì uống VODKA RED BULL, chứa nhiều những chất kích thích taurine và glucuronolactone. RED BULL tuy được bày bán trên quầy nước limonade tại các siêu thị, nhưng có thể làm chết người nhất khi uống chung với VODKA.
Chúng ta không nên uống quá hai lon RED BULL nguyên chất (RED BULL nature) mỗi tuần, nếu uống chung với Vodka thì càng nguy hiểm vì rượu là chất làm suy nhuợc (depressant) trong khi caffeine chứa trong RedBull lại là một chất kích thích (stimulant).
4- Đừng uống nước lạnh khi ăn
Người Nhật và người Tầu thường uống trà nóng trong bữa cơm chứ không uống nước lạnh. Đã đến lúc chúng ta nên bắt chước họ .
Tuy rằng sau một bữa cơm no mà uống một ly nước lạnh thì quả là khoan khoái. Nhưng nước lạnh uống vào sẽ làm đông đặc các đồ ăn dầu mỡ trong bụng và làm sự tiêu hoá bị chậm trễ. Một khi “khối bầy nhầy” này tác dụng với acid thì nó sẽ tan rã ra, được ruột hấp thu nhanh hơn các đồ ăn rắn, và sẽ nhanh chóng tạo thành lớp mỡ phủ lên màng ruột dễ dẫn đến ung thư.
Vì vậy chúng ta nên húp một bát súp nóng hay uống một tách nước nóng sau bữa ăn.
5- Đừng ăn tôm có vỏ khi uống vitamin C
Một phụ nữ Đài loan chết bất thình lình với dấu hiệu chảy máu mũi, mồm, tai và mắt. Cuộc giảo nghiệm tử thi cho thấy là nạn nhân bị chết vì ngộ độc thạch tín. Bác sĩ lý giải người chết không tự tử. không bị đầu độc mà chỉ vì thiếu hiểu biết, và cho biết thạch tín đã được tạo ra trong dạ dày người chết.
Theo điều tra người phụ nữ này uống vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề ở chỗ bà ta đã ăn nhiều tôm vào bữa ăn tối. Thực ra tôm cũng không thành vấn đề vì tối hôm đó cả gia đình bà ta đều ăn tôm nhưng không sao. Nhưng riêng đối với nạn nhân thì có vấn đề vì bà ta đã uống vitamin C.
Theo nghiên cứu của Đai học Chicago thì vỏ mềm của tôm chứa nhiều potassium 5, chất này tổng hợp với thạch tín thành arsenic oxide (As2O5). Nhưng thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngay lúc đó uống vitamin C vào, phản ứng hóa học xảy ra, arsenic oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2O3) rất độc có thể làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim, gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
6- Để ý tới các triệu chứng của đột quỵ
Bạn nên ghi nhớ là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ là đau cánh tay trái. Vùng quai hàm cũng thấy bị đau.
Bạn có thể không cảm thấy đau ngực vào lúc đầu của cơn đột quỵ. Buồn nôn và vã mồ hôi cũng là những triệu chứng thông thường.
Khoảng 60 phần trăm nạn nhân bị đột quỵ trong khi ngủ đã “đi luôn” không tỉnh dậy. Cơn đau nơi quai hàm có thể đánh thức nạn nhân tỉnh dậy.
Khi có triệu chứng đột quỵ, phải gọi xe cấp cứu tức thời.
7- Không nên dùng các sản phẩm có đường nhân tạo
Những ai hay dùng các kẹo ngọt không đường của Ricola & Fisherman hãy coi chừng vì chúng có chứa chất aspartame, một “sát nhân” thầm lặng http://www.nexusmag azine.com/ articles/ aspartame. html
Những ai ưa chuộng các chất có vị ngọt nhân tạo nên biết:
Hiện nay tại Mỹ đang có dịch bệnh xơ cứng bội (multiple sclerosis) và luput (lupus). Lý do là vì ngày nay có nhiều người dùng các chất đường nhân tạo (artificial sweetener) để cho vào cà-fê hay trà. Họ làm vậy vì truyền hình cứ nhắc nhở họ hoài là đường có hại cho sức khoẻ. Thật ra điều này hoàn toàn đúng, đường có hại cho sức khỏe thật.. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại dùng một chất thay thế cho đường nguy hiểm gấp nhiều lần. Đó là aspartame, và chính chất này đã gây ra dịch bệnh nói trên.
Aspartame là một hóa chất rất độc được công ty Monsanto sản xuất. Aspartame được bán trên khắp thế giới như là một chất thay thế cho đường và được sử dụng trong tất cả các đồ uống “diet soft drink” như Diet Coke, và Diet Pepsi. Aspartame cũng có mặt trong các nhãn hiệu đường nhân tạo như NutraSweet, Equal và Spoonful., cũng như trong nhiều sản phẩm khác dưới dạng chất thay thế cho đường.
Aspartme đươc quảng cáo là một sản phẩm diet (diet product) nhưng thực ra không phải thế. Thật ra aspartame làm người dùng tăng ký vì luôn luôn gây thèm ăn carbohydrate. Nhưng đây mới chỉ là một phần rất nhỏ của tác hại của aspartame vì hóa chất độc hại này còn làm thay đổi hoá học của não và do đó có thể gây ra những cơn động kinh. Aspartame còn làm thay đổi mức dopamine trong não, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của những người bị bệnh Parkinson.
Sở dĩ aspartame độc hại vì một trong những chất cấu thành của nó là rượu “wood alcohol”. Khi nhiệt độ của aspartame vượt quá 86 độ F thì rượu này sẽ biến thành formaldehyde sau đó thành acid formic rồi cuối cùng thành axidosis folic.
Formaldehyde được sắp vào loại chất độc như cyanide và arsenic tức là những chất có thể làm chết người; điều khác biệt là formaldehyde giết người một cách thầm lặng và chậm hơn. Và trong tiến trình gây tử vong, nó gây ra nhiều vần đề về thần kinh. Người ta ghi nhận được có 92 triệu chứng nhiễm độc do aspartame dẫn đến hôn mê và cái chết. Hầu hết các triệu chứng này đều có liên quan tới thần kinh vì aspartame tấn công và tiêu hủy hệ thần kinh. Một trong những triệu chứng đó là bệnh luput cũng “hung hăng” như bệnh sơ cứng động mạch, đặc biệt đối với những người nghiện uống Diet Coke và Diet Pepsi.
8- Phòng ngừa bị đánh cắp hoặc tráo thẻ tín dụng
Dưới đây là ba tình huống đánh cắp thẻ tín dụng (credit card) rất đặc biệt quý bạn nên đọc cho biết:
a. Một người bạn của tôi vào gym, khoá vật dụng của mình trong tủ nhỏ rồi ra tập thể dục. Tập và tắm rửa xong, anh ta ra lấy đồ thì thấy tủ không khoá. Anh ta tự bảo “Lạ thật! Rõ ràng tủ đã khoá mà”. Mặc quần áo xong, bạn tôi soát lại bóp thấy không có gì suy xuyển và các thẻ tín dụng vẫn còn đủ nên yên chí ra về.
Nhưng vài tuần sau bạn tôi nhận được giấy đòi tiền nợ tín dụng lên tới 14,000 mỹ kim. Anh ta gọi ngân hàng la lối về sự nhầm lẫn, nhưng được cho biết là ngân hàng không có sai sót gì cả. Nhân viên ngân hàng có hỏi bạn tôi là thẻ tín dụng có bị đánh cắp hay không? Anh ta trả lời “Không”, nhưng vẫn rút bóp ra coi lại. Thì hỡi ôi! thẻ tín dụng thì vẫn còn đó nhưng đã bị tráo vào bởi một thẻ tương tự nhưng đã hết hạn. Thì ra tên trộm đã đánh tráo thẻ mà bạn tôi không hay biết. Hậu quả là bạn tôi phải thanh toán số tiền nợ vì đã không báo cáo sớm.
Lời khuyên: Nên cẩn thận vì ít ngân hàng tín dụng có hệ báo động cho các chuyển khoản nhỏ dưới $9,000. Vì vậy nếu kẻ lấy cắp rút nhiều món tiền nhỏ thì…. tích tiểu thành đại mà bạn không hay biết .
b. Một thực khách ăn xong rút thẻ tín dụng ra trả tiền. Hoá đơn được mang tới, ông ta ký tên và cô hầu bàn gấp hoá đơn làm hai và kẹp thẻ tín dụng vào giữa. Thông thường thì ông khách cứ thế bỏ vào bóp hoặc túi áo rồi ra về. Nhưng hôm đó không biết sao ông ta lại coi lại thẻ tín dụng và phát hiện… đó là thẻ quá hạn của người khác. Ông ta vội gọi cô hàu bàn thì cô ta tỏ vẻ bối rối, xin lỗi và mang thẻ lại quầy tính tiền. Ông khách theo dõi thì thấy trong khi đi, cô ta vẫy vẫy cái thẻ cho người thu tiền nhìn thấy và lập tức người này cúi xuống loay hoay làm cái gì đó rồi rút ra cái thẻ đúng. Cô hầu bàn thản nhiên như không có chuyện gì, mang thẻ lại cho ông khách và ngỏ lời xin lỗi.
Lời khuyên: Bạn hãy coi lại tên trên thẻ tín dụng mỗi khi ký giấy mua bất cứ cái gì và/hoặc mỗi khi người bán hàng cầm thẻ tín dụng của bạn mang đi một thời gian dù là ngắn. Nhiều người khi được trả thẻ chẳng kiểm lại, cứ đương nhiên cho đó là thẻ tín dụng của mình.
c. Hôm qua tôi tới một tiệm pizza lấy đồ đã đặt mua sẵn. Tôi trả tiền bẳng thẻ Visa Check Card, và như thế tiền sẽ rút thẳng từ tài khoản ngân hàng của tôi. Người đứng quầy trả tiền là một cậu thanh niên. Cậu ta cầm thẻ của tôi, rà vào máy, rồi để lại trên quầy như chờ chuyển ngân được chấp thuận…và đó cũng là thủ tục thông thường. Trong khi chờ, cậu ta cầm điện thoại di động và bắt đầu bấm số. Tôi nhận ra điện thoại của cậu ta vì nó cùng kiểu với máy của tôi và tôi không thấy gì khác lạ. Tiếp theo tôi nghe thấy một tiếng “clic” giống như khi tôi chụp hình với máy di động của tôi. Sau đó cậu ta trả lại thẻ cho tôi nhưng vẫn giữ điện thoại trong tay trông giống như hãy còn đang bấm các nút. Lúc đó, tôi chợt nghĩ “Phải chăng anh ta đang chụp hình cái gì… nếu không là cái thẻ visa của mình”… và tôi để ý theo dõi. Cậu ta đặt máy lên quầy, vẫn để máy mở. Khoảng năm giây sau, tôi nghe thấy tiếng động khẽ báo hình đã chụp xong. Thực là rất may cho tôi, nếu tôi không có cùng loại điện thoại như của cậu ta thì làm sao tôi đã phát hiện ra. Và điều tất nhiên, là ngay sau khi ra khỏi tiệm tôi liền gọi ngân hàng yêu cầu hủy bỏ ngay thẻ của tôi.
Lời khuyên:
Mỗi khi dùng thẻ tín dụng, bạn phải cẩn thận đừng lơ là. Bạn nên:
- để ý xem có ai đứng bên cạnh không và họ đang làm gì
- coi chừng các máy điện thoại cầm tay vì có thể chụp hình
- khi người hầu bàn tại tiệm ăn mang thẻ tín dụng và hoá đơn cho bạn ký thì bạn nhớ xóa số thẻ tín dụng đi. Một số tiệm ăn chỉ ghi lại 4 số cuối trên hoá đơn nhưng nhiều tiệm vẫn để nguyên.
Tôi đã là nạn nhân của một vụ gian lận thẻ tín dụng. Bạn cứ tin tôi đi, phiền phức lắm! Thủ đoạn phải thừa nhận là bọn dánh cắp thẻ tín dụng khôn ngoan lắm nhưng nếu chúng ta luôn luôn cảnh giác thì chúng cũng khó mà thi hành.
Theo TTM
Các tin tức khác
- Chùa Bửu Đà: Đại lễ Vu Lan PL: 2560 (14/08/2016 9:42)
- Nuôi dưỡng tín tâm (14/08/2016 5:46)
- Nghiêm trì giới luật (13/08/2016 10:35)
- Phật giáo và đời sống thế tục (13/08/2016 10:31)
- Vu lan mùa mở những sợi dây treo ngược (13/08/2016 1:41)
- Không phải chúng ta cũng không phải họ (13/08/2016 1:36)
- Tùy duyên phải bất biến (13/08/2016 1:32)
- Nguyên nhân tục đốt vàng mã (13/08/2016 1:25)
- Chân thật (12/08/2016 2:03)
- Chữ "hiếu" xưa và nay (12/08/2016 1:55)