Sợ hãi và lo lắng

13/09/2016 1:56
Sợ hãi và lo lắng phát sinh từ ý niệm ảnh hưởng bởi những điều kiện trần thế, bắt nguồn từ tham dục và luyến ái.

Thật ra, đời sống giống hệt như một cuốn phim đang quay mà trong đó tất cả mọi thứ (hình ảnh) đều chuyển động, thay đổi không ngừng.  Không  một  thứ  gì  trên  thế  gian  này trường  cửu  và  thường  còn.  Những  người  trẻ, khỏe mạnh sợ hãi bị chết non. Những người già yếu bệnh hoạn, lo lắng phải kéo dài cuộc sống. Đứng  ở  giữa  là  những  kẻ  tham  đắm  dục  lạc quanh năm.

Niềm vui được hoan lạc hình như qúa ngắn ngủi. Niềm sợ hãi vì không được hoan lạc tạo lo âu hình như không bao giờ chấm dứt. Những cảm nghĩ này thật ra rất bình thường. Cuộc đời lên bổng xuống chìm diễn tiến vói bản ngã hay cái "tôi" không thực tế chẳng khác nào trò múa rối trên giây. Nhưng trí óc con người tự chính nó mới là tối thượng.

Huấn luyện trí óc, nói một cách khác mở mang trí tuệ là bước đầu tiên để chế ngự tâm hồn hoang mang.

Đức Phật dạy:

"Từ tham dục nẩy mầm đau khổ

Từ tham dục nẩy mầm sợ hãi

Với Ngài thoát vòng tham dục

Không còn đau khổ, không còn sợ hãi."

Tất cả luyến ái đều đi dến cuối cùng là phiền muộn. Cả nước mắt lẫn những lời chào từ biệt dài dòng cũng không chấm dứt được cái vô thường của đời sống. Tất cả mọi việc kết hợp đó đều không vĩnh viễn.

Gìà trẻ đều đau khổ trong cuộc sống hiện tại. Không ai có thể tránh khỏi. Nhiều thiếu niên lớn lên trong đau khổ. Chẳng phải như con ếch (ngồi đáy giếng) hay con nòng nọc (duới nước), cũng vẫn rất dễ hiểu là thiếu niên thiếu kinh nghiệm trong việc thiết lập được mối tương quan tốt đẹp vói người khác phái. Các chàng trai này khoe sắc đẹp để gây ấn tượng cho người khác phái hãnh diện cho rằng mình là đối tượng của dục tình. Cả hai đều thiếu thái độ thực tế nhưng họ nghĩ là họ đã  trưởng  thành.  Họ  sợ  hãi  có  thái  độ  bình thường chân thật vì họ sợ bị chế nhạo. Thái độ cư xử như vậy có tiềm lực đi đến lợi dụng. Sợ hãi bị gạt bỏ cũng như lo lắng giá trị bản ngã bị suy giảm. Tình yêu không được đáp ứng làm tan vỡ trái tim của thanh thiếu niên vì lẽ họ cảm thấy chính họ đã tự đánh lừa họ. Đôi khi một vài thiếu niên đã tự vận. Những vết thương tình cảm trên có thể tránh được nếu đời sống được nhận thức đúng vói thực tế. Người trẻ phải được dạy dỗ theo hướng đi của Phật Giáo để họ có thể truởng thành chín chắn, đúng đuờng hướng.

"Dù ở đâu đi nữa, sợ hãi phát xuất, thì cũng chỉ phát xuất nơi người mất trí điên khùng và không bao giờ phát xuất nơi người khôn ngoan." Đó là lời Đức Phật dạy. Sợ hãi không ngoài là một trạng thái của tâm thần. Trạng thái tâm thần cần phải được chế ngự và hướng dẫn. Tạo hóa phú cho con người có thể kiềm chế tuyệt đối một điều, đó là tư tưởng Tất cả mọi thứ mà con người tạo ra phát xuất từ một dạng thức của tư tưởng. Đó là cái chìa khóa giúp cho ta hiểu được nguyên lý để trấn áp đuợc sợ hãi.

Một nhà cơ thể học Anh nổi tiếng có lần được hỏi bởi một sinh viên về phương cách hữu hiệu nhất để chữa trị bệnh sợ hãi, đã trả lời: "Hãy cố gắng làm một điều thiện gì cho một người nào đó". Người sinh viên hết sức ngạc nhiên về câu trả lời này nên yêu cầu giảng thêm cho sáng tỏ vấn đề . đã được vị thầy học này giải thích: "Bạn không thể nào có thể có hai tư tưởng chống đối nhau cùng một lúc trong đầu óc. Tư tuởng này đến thì tư tưởng kia đi. Nếu chẳng hạn tâm trí bạn đang hoàn toàn bận bịu với niềm mong ước không vị kỷ để giúp đỡ một người nào đó, bạn không thể cùng một lúc chứa chấp niềm sợ hãi trong đầu óc bạn".

"Lo âu làm cạn khô máu nhanh hơn là tuổi già". Sợ hãi và lo lắng vừa phải là bản năng bảo vệ tự nhiên. Nhưng sợ hãi triền miên không hợp lý, kéo dài là kẻ thù tàn nhẫn của cơ thể con người. Chúng làm trở ngại cho sự hoạt động bình thường của cơ thể.

 

 

THA THỨ VÀ QUÊN ĐI

Trích từ cuốn: Khó khăn của cuộc đời và Trách nhiệm của con người

Hòa thượng K. S. Dhammananda | Thích Tâm Quang dịch Việt

Nguyên tác: "Problems and Responsibilities"

 

Các tin tức khác

Back to top