Được biết, bên cạnh việc quan sát những tinh thể nước, GS. Emoto (người được đề cập trong bài viết “Nước phản ảnh tâm thức của chúng ta” trên VHPG số 19), cũng nghiên cứu những biến đổi của những vật chất khác dưới tác động của tư duy hoặc lời nói. Trước hết là sự thay đổi của cây trồng. Trong một thì nghiệm về trồng hoa hướng dương, từ túi đựng hạt lúc chưa gieo đến chậu hoa và nước tưới hoa, ông đều phân ra làm hai loại, một loại được viết lên từ “cám ơn” và loại kia là từ “đồ ngu”. Đồng thời ông cũng nói lên những lời tương ứng với mỗi chậu hoa trong khi chăm sóc chúng mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những cây hoa được tác động bởi tư tưởng “cám ơn” phát triển tốt hơn, cành lá xum xuê hơn. Trái lại, những cây hoa được tác động bởi ý nghĩ “đồ ngu” có thân và cành lá thưa, quăn queo.
Trong một thì nghiệm khác đối với hạt cơm, ông đã chứa cơm trong 3 chiếc thố bằng sành như nhau1. Ông tập trung sức chú ý của mình và nói với cái thố thứ nhất “cám ơn bạn”, nói với thố thứ hai “đồ ngu”, và để yên không nói gì cả đối với thố còn lại. Đến ngày thứ ba, ông nhận thấy thố thứ nhất lên men nhưng có mùi thơm dễ chịu. đối với thố thứ hai, cơm chuyển sang màu đen và bốc mùi ôi khó ngửi, trong thố thứ ba, cơm chuyển sang màu xám và bốc mùi chua. Chưa hết, ông mang cả ba chiếc thố đến một lớp học sơ cấp và nhờ các em học sinh trong lớp lần lượt nhìn vào mỗi thố và nói lời “cám ơn”. Không lâu sau đó, cả 3 thố cơm đều bốc mùi thơm dễ chịu, kể cả thố cơm đã bị ôi. từ kết quả này, ông cho rằng, ngay cả đến những tế bào đã bị hư hoại cũng có thể được hồi sinh nếu được quan tâm chăm sóc với những lời lẽ ân cần, với những tư duy tích cực.
GS. Emoto, cũng kể lại một mình chứng khác qua câu chuyện của ông Shinichino Terayama. Shinichino Terayama nguyên là Giám đốc Hiệp hội Y học Nhất thể NhậT Bản (Japan Holistic Medical Society). Ông đã từng bị ung thư thận. Sau đó, ông đã tâp thói quen thức dậy sớm, lên sân thượng của tòa nhà chung cư nơi ông ở và thực hành nghi thức chào mặt trời. Trong khi chiêm ngưỡng vầng thái dương từ từ ló dạng vào lúc bình minh mỗi buổi sáng, ông ý thức rõ cuộc sống là quà tặng của thiên nhiên và nói lời “cảm ơn” đối với cuộc sống .Đặc biệt, ông hướng sự chú ý của mình ào chỗ bị ung thư và nói lời “tri ân” với những tế bào ở đó. Ông dần dần bình phục. Cuối cùng ông đã được xác nhận đã khỏi bệnh ung thư 2.
Thực ra nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cũng đã từng ứng dụng những âm , những từ đặc thù cho mục đích chữa bệnh , thanh tẩy thân tâm hoặc tiến hóa về tâm linh : Âm “Ohm” trong Yoga , những “Mantras” đươc kết hợp bằng những chữ Phạn trong Phật giáo Tây Tạng , những âm “Hư” , “Ha” , “Hô” ,” Hi” , “Suy” , “Hu” trong lục tự khí công , hoặc những tượng số từ một đến tám trong liệu pháp tượng số bát quái của Y Dịch Học Trung Quốc . Ở đây, những nghiên cứu của GSEmoto lại hướng đến những từ hoặc những suy nghĩ biểu lộ tình thương và sự tri ân, hai tiêu chí quan trọng cần được thể hiện, không chỉ vì sức khỏe và hạnh phúc cá nhân mà còn nhằm kiến tạo một thế giới hòa bình và hòa hợp.
Từ xa xưa, ông bà chúng ta đã biết được giá trị quan trọng của lời nói trong đời sống hằng ngày. Lời nói có thể làm cho mọi sự hòa hợp và cũng có thể gây ra rất nhiếu tai họa. Nhưng lời nói cũng là phương tiện để diễn đạt tư tưởng, tình cảm. Những nghiên cứu của khoa học cho thấy , bên cạnh sự chuyển tải tư tưởng , lời nói và ngay cà suy nghĩ không phát ra từ lời tự bản chất đã là những “rung động” , những “trường” nên có khả năng tạo ra “lực”rất mạnh . Những suy nghĩ cũng giống như những âm thanh hoặc những loại ánh sáng đều liên quan đến những sóng điện từ với những tần số hoặc bước sóng khác nhau mà khoa học ngày nay đã đo đạc hoặc ghi nhận được trên biểu đồ. Máy đo điện tim, máy đo điện não, máy phát hiện nói dối …là những ví dụ. Nói chung , trong cuộc sống hằng ngày , những lời cảm ơn , động viên , chia sẻ , những thái độ tri ân , cảm tạ , hoặc ngược lại , những thái độ hằn học , những lời nguyền rủa không phải chỉ có hiệu ứng tâm lý đơn thuần mà còn tạo ra những xung lực khác nhau có thể gây ra những tác động vật lý trực tiếp trên những tổ chức , những tế bào nhất định của bản thân và của đối phương , dù ở gần hay xa . Đối với những người có ý chí mạnh, hoặc đối với những ý tưởng có được sự cộng hưởng ý chi của nhiều người, được lặp đi lặp lại càng nhiều lần thì tác động càng lớn. Những điều này trùng hợp với những lý luận về khí, thiện khí hoặc sát khí của ngành khí công cổ đại phương Đông. Thiện khí có thể cứu người và sát khí có thể hại người. Qua nghiên cứu, nhiều nhà khoa học khác nhau ở phương Tây cũng đã thống nhất rằng, thân thể con người không phải chĩ là những cấu trúc thể chất bằng phân tử mà gồm cả những năng lượng. Từ năm 1939, ông Kirlian, một kỹ sư người Nga đã dùng máy ảnh có gắn thêm kính lọc đặc biệt để chụp ảnh những trường năng lượng sinh vật với những màu sắc khác nhau. Người ta cũng biết rằng một phần của trường năng lượng này luôn bức xạ ra bên ngoài, thẩm thấu vào không gian và những vật thể chung quanh. Trường này luôn dao động tùy theo quá trình tư duy, điều kiện sức khỏe và tình trạng tâm lý, cảm xúc của con người. Đối với những người có sức khỏe tốt và ý chí mạnh, trường này có hiệu ứng lưu giữ lại hiện trường từ 10 đến 15 phút mới mất đi 3.
Trong một quyển sách nói về cách sống dẫn đến minh triết và bình an , bà Darshani Deane có kể lại một câu chuyện về cái chết của một đứa bé do người mẹ đã vô tình gây ra.Câu chuyện như sau : Có hai vợ chồng trẻ đang cải lộn với nhau . Họ đã sử dụng những thái độ và ngôn từ thô bạo nhất. Sau một lúc cãi vã, người chồng đã đóng sầm cửa lại và bỏ đi. Người vợ vẫn tiếp tục lải nhải chửi rủa một lúc lâu đến khi bế đứa bé lên con bú. Vài giờ sau khi bú, đứa bé 3 tháng tuổi bỗng xám ngắt lên co gật và chết. Cuộc khám nghiệm sau đó cho biết đứa bé chết vì nhiễm độc 4.
Y học nghĩ rằng khi giận dữ, những tuyến nội tiết trong cơ thể sẽ tiết nhiều độc tố làm nhiễm độc máu. Ở đây, cơ thể người mẹ có thể chịu đựng được, nhưng đứa con 3 tháng tuổi đã không qua khỏi. Dù giải thích như thế nào, bằng lý thuyết về phương diện sinh học, về khí hóa, hoặc về các độc tố thi hiệu ứng xấu của sự tức giận và của những lời nói cay độc vẫn là điều cần quan tâm.
Tóm lại, lời nói hoặc suy nghĩ thiện hay ác, tích cực hay tiêu cực đếu có tác động rất lớn trên cơ thể của bản thân và cuộc sống chung quanh ta. Do đó, việc xây dựng và hình thành những thói quen tư duy tích cực, nhất là những tư duy hướng đến tình thương , tri ân và sự hòa hợp sẽ rất hữu ích cho sức khỏe và cuộc sống .
Chú Thích
1- The Secret Life of Water, Masaru Emoto, Pocker Books , 2004 , tr 20 .
2- The Secret Life of Water, Masaru Emoto, Pocker Books , 2004 , tr 21
3- Hands of Light , Barbara Ann Brennan , Bantam Books , New York , 1987 , tr 20
4- Minh triết trong đời sống, Darshani Deane (Bản dịch của Nguyên Phong) NXB Văn Nghệ , USA , 1992 , tr 45 .
Các tin tức khác
- Những điều cần biết về bệnh tiểu đường (16/10/2017 10:03)
- Cảm cúm lúc giao mùa - Những lưu ý khi dùng thuốc (16/10/2017 12:10)
- Chè sắn nóng (14/10/2017 9:57)
- Tại sao không nên sử dụng lại dầu ăn? (12/10/2017 2:12)
- Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (11/10/2017 2:44)
- Xoa bóp giúp ngủ ngon ( 9/10/2017 2:21)
- Món nem chay ( 8/10/2017 2:18)
- Măng xào chua ngọt chay ( 7/10/2017 2:58)
- Do đâu gan bị phá hủy? ( 5/10/2017 2:20)
- Xíu mại thuần chay ( 3/10/2017 11:57)