Dung mạo song hành cùng tâm thức

21/09/2020 7:51
Theo giáo lý nhà Phật, tâm được xem là chủ thể tạo tác ra mọi thứ - vạn pháp do tâm tạo, vì thế mà cổ nhân có câu tâm sinh tướng hay dung mạo song hành cùng tâm thức.

Tướng tùy tâm sinh tướng tùy tâm diệt

Đối với người học Phật, một trong những luận đề cơ bản vị bổn sư là đức Phật cho đến các tổ sau này đều dạy tín đồ rằng “tâm là gốc của vạn pháp” - vạn pháp do tâm tạo. Các pháp khởi sinh, biến hóa, lành dữ đều xuất phát từ tâm. 

Đức Phật - Ngài đã tu tập trong nhiều kiếp, đã gột rửa tâm trở nên hoàn toàn trong sạch, nên trong kinh sách mô tả Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Những tướng tốt, vẻ đẹp của Phật là gì người theo Phật đã biết. Tựu trung đó là những nét thánh thiện, tốt lành gây nên lòng kính ngưỡng, là một sắc tướng hoàn hảo theo một quan niệm nào đó của thế gian tương đối. 

Vì vậy, người tu hành học theo hạnh Phật, trước hết là tu tâm, sửa chữa, uốn nắn bắt đầu từ cái tâm. Khi cái tâm đã ngay chính, mọi pháp theo sau sẽ trở nên ngay chính, trong đó có hình tướng. Chúng ta nên hiểu rằng tâm là nhân, pháp là quả. Quả có quả lành, quả ác do bởi tâm lành ác sinh ra. Vì thế, tu là sửa cái tâm - tức là sửa cái nhân để có thể nhận được quả theo ý muốn.

Trên phương diện khoa tâm lý học thì thấy được tư tưởng của mỗi người phần lớn tạo ra hình tướng của chính cá nhân con người ấy. Chúng ta có thể thấy được qua các thể nghiệm như có những đứa bé khi còn nhỏ rất xinh đẹp, khi lớn lên mặt mũi, hình dáng thay đổi, không còn đẹp nữa, do bởi hoàn cảnh sống thay đổi. Những va chạm trong đời sống tạo nên trạng thái tâm lý thích ứng với hoàn cảnh. Do tâm địa, do nghề nghiệp mà những đường nét trên khuôn mặt, trong phong thái cử chỉ mà tạo thành tướng trạng.

Tu tâm dưỡng tánh theo lời Phật dạy 

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi.

Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp. 

Từ lời dạy đó, có thể hiểu được Đức Phật dạy chúng ta hãy tự quán chiếu, tự soi sáng trí tuệ của mình bằng cách học hỏi giáo pháp, để tự chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý của mình cho được thanh tịnh, hay nói cách khác, để tự tu tâm dưỡng tánh

Hiển hiện rõ trong tất cả chúng ta đều sẵn có hai thứ tâm địa, đó là tâm hiền lương và tâm bất lương. Tâm hiền lương là cái tâm, cái nhân gieo quả lành, đem lại cái quả an lạc và hạnh phúc cho mình và cho người. Ngược lại, tâm bất lương ác độc là cái tâm, cái nhân đem lại quả phiền não và khổ đau cho mình và cho người, đời này và nhiều đời sau. Vì vậy chúng ta hãy biết tu tâm dưỡng tánh, dẹp bỏ tâm bất lương ác độc, phát triển tâm hiền lương. 

Tu tâm là làm tâm ý được trong sạch, không còn ô nhiễm bởi tam độc: tham, sân, si. Ảnh: Phật tử Angela Phương Trinh.

Ngoài việc tu tướng, người Phật tử còn phải tu tâm, muốn "tu tâm" nghĩa là chừa bỏ những tâm niệm xấu ác, bất thiện trên đây, chúng ta cần phải "dưỡng tánh", nghĩa là nuôi dưỡng, phát triển những đức tánh tốt đẹp thay thế, như là tánh từ bi hỷ xả, tánh bình đẳng vô tư, tánh công minh chính trực, tánh nhẩn nhịn nhu hòa, tánh trong sạch hiền lương, tánh siêng năng tinh tấn, tánh kiên trì bền chí.

Các tin tức khác

Back to top