Sống một ngày mà thấy được chân lý tối thượng còn tốt hơn sống cả ngàn năm mà không thấy chân lý (Pháp cú, câu số 113).
Người chết rồi sẽ tái sinh trở lại. Sống-chết không quan trọng. Điều quan trọng hơn là trong lúc hấp hối, người đó cần được giúp đỡ để tái sanh về cảnh giới an lành và hướng đến ánh sáng giác ngộ. Chỉ khi nào giác ngộ hoàn toàn mới không còn chết, không còn tái sanh nữa mà thôi. Trên quan điểm này, chúng ta không bao giờ nghe đức Phật sử dụng thần thông để làm cho người chết sống lại. Ngay cả nếu làm việc đó, Ngài vẫn không xem đó là thần thông.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ về cách đức Phật đưa người chết về cõi sống hoặc tôi có thể nói rằng Ngài đã đưa người từ địa ngục lên thiên đường.
Vào thời Đức Phật, có một vị tăng tên là Tissa nhận được một bộ y phục rất đẹp và vị này lấy làm thích chí. Vị tăng ấy vắt bộ đồ lên dây treo áo quần, định bụng “ngày mai, mình sẽ mặc bộ y phục này.” Thế nhưng tối đó, vị tăng ấy bị trúng gió chết đột ngột. Vị tăng này liền tái sanh làm con bọ chét chui vào trong chiếc y mới. Sau lễ hỏa thiêu, chư tăng cùng nhau chia tài sản của vị tăng ấy. Con bọ chét phẫn nộ chạy lung tung bên trong dọc theo đường biên của chiếc y mới, la hét “chư tăng đang mặc y phục của tôi mất rồi.” Bằng thiên nhãn, đức Phật nghe tiếng kêu của con bọ chét. Thế là Ngài bảo Ananda xuống nói chư tăng ngừng lại việc chia chiếc y đó trong vòng 7 ngày. Đến ngày thứ tám, chiếc y đó mới được đem ra cắt chia. Chư tăng lấy làm ngạc nhiên với việc trì hoãn này. Đức Phật nhân đó mới nói, “vì quyến luyến chiếc y mới này, Tissa đã tái sanh làm con bọ chét. Nếu chư tăng chia y sớm quá, sanh linh ấy sẽ càng căm phẫn hơn và lại tái sinh một kiếp khác ở địa ngục. Tuy nhiên, đến ngày thứ bảy, con bọ chét ấy đã thác sanh lên cõi trời Đâu Suất rồi. Do đó, ngày thứ tám, Thế Tôn mới cho phép chúng tăng chia chiếc y ấy.” Đó là cách đức Phật khéo dùng phương tiện và tâm từ bi để giúp người đã chết/đang chết tiến hóa hơn trong vòng luân hồi sanh tử. Ở một trường hợp khác, đức Phật thậm chí còn có thể hướng dẫn một người sắp chết tiến dần đến giác ngộ. Theo kinh Tương Ưng bộ kinh, phẩm Dự lưu, Đức Phật có khi đến thăm Dighayu, một người cư sĩ đang bệnh nặng hấp hối. Bậc Đạo sư đã hướng dẫn tinh thần cho người cư sĩ ấy và không bao lâu sau, Dighayu giã từ cõi sống một cách thanh thản. Sau đó, Đức Phật tuyên bố Dighyu chứng quả Bất hoàn (A-na-hàm, bậc thánh thứ ba). Sau khi chết, người ấy sanh về cõi trời Tịnh Cư, một cõi trời dành cho người chứng A-na-hàm. Ở đó, vị ấy tiếp tục tu tập đạt đến chứng ngộ A-la-hán và sống trọn đời tại đó.
Tóm lại, Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại. Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.
Mong tất cả chúng ta sống an lành và không còn phải chết nữa!
Trích Chớ lo lắng – Hãy sống an lạc - TG: Stephen S. Hall
Hằng Như dịch
Các tin tức khác
- Vô thường có nghĩa là sự vật không cố định hay trường tồn ( 3/12/2016 1:35)
- Tùy duyên là để phá cái ngã kiến ( 3/12/2016 1:25)
- Hạnh phúc ở thế gian không phải là hạnh phúc tối thượng, tuyệt đối ( 2/12/2016 2:12)
- Tâm của chúng ta luôn luôn thay đổi ( 2/12/2016 1:54)
- Tôn trọng người là tự trang nghiêm chính mình ( 1/12/2016 2:34)
- Sự nghiệp trí tuệ của người tu ( 1/12/2016 2:27)
- Đức khiêm hạ (30/11/2016 2:13)
- Sự khôn ngoan của con chim (30/11/2016 2:07)
- Món quà của sự chờ đợi (29/11/2016 1:32)
- Tùy duyên là linh động, là không cố chấp (29/11/2016 1:05)