Dưới đây là các bất ổn sức khỏe bạn cần lưu ý do thiếu vận động gây ra:
1 - Béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố rằng những người không tập thể dục thường xuyên có nguy cơ béo phì cao gấp đôi những người chăm chỉ rèn luyện thể chất.
Béo phì là bất ổn sức khỏe nghiêm trọng với mỗi người dù ở độ tuổi hay giới tính nào. Có nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến béo phì như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và chứng ngưng thở khi ngủ.
Lười vận động là nguyên nhân dẫn tới béo phì,
và béo phì sẽ dẫn tới tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim...
2 - Nguy cơ sỏi mật cao
Nếu không tập thể dục, tốc độ chất thải đi qua đại tràng sẽ chậm lại. Điều này có thể gây sỏi mật, đặc biệt là khi có tăng triglyceride đi kèm.
Một số triệu chứng của sỏi mật thường thấy như: buồn nôn, sốt và đau ở thượng vị.
3 - Nguy cơ loãng xương cao
Nếu ít vận động, cơ thể có thể giảm dần khối lượng xương. Theo thời gian, xương sẽ dần yếu đi gây ra chứng loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Điều này thường thấy ở người cao tuổi.
Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp củng cố sự khỏe mạnh của xương và ngăn ngừa loãng xương.
4 - Tăng huyết áp
Khi không tập thể dục hay vận động thể chất đều đặn, lượng máu sẽ gây áp lực lên thành động mạch nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh khác nhau như: các bất ổn tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.
Trái lại, nếu hoạt động thể chất tích cực, tim sẽ hoạt động khỏe mạnh hơn, trái tim và hệ tuần hoàn có thể bơm máu hiệu quả hơn.
5 - Nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng
Hoạt động thể dục, thể chất không đầy đủ và thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do quá trình tiêu hóa bị chậm lại, chất thải ở lại lâu hơn trong ruột già. Vì vậy, thời gian cơ thể chúng ta có thể bị tiếp xúc với chất gây ung thư cũng sẽ lâu hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn khẳng định: Tập thể dục đều đặn giúp điều chỉnh lượng hormone giảm nguy cơ ung thư vú.
6 - Các bệnh tim mạch
Lưu lượng máu có thể bị suy giảm nếu thiếu thể dục, vận động.
Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Mức cholesterol tăng cao ở người thiếu thể dục, vận động.
Thường xuyên thể dục thể thao sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, tăng mức cholesterol tốt HDL và giúp ngăn ngừa bệnh tim.
7 - Nguy cơ cao với tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc do tình trạng kháng insulin.
Thừa cân và thiếu vận động là nguyên nhân làm cho cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc kháng insulin.
8 - Khó thở
Nếu không hoạt động thể chất thường xuyên, việc trao đổi oxy trong cơ thể gặp trở ngại; do đó nhiều người có cảm giác như đang không có đủ không khí để thở.
Tập thể dục đều đặn có lợi cho mạch máu, sức khỏe tim mạch và hoạt động của phổi.
9 - Ngủ kém
Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ vì vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan, giải tỏa stress hiệu quả.
10 - Chuyển hóa chậm
Khi không tập thể dục, cơ bắp giảm và lượng mỡ cơ thể sẽ tăng lên, làm chậm quá trình trao đổi chất.
11 - Giảm năng lượng
Ty thể trong tế bào được xem là nhà máy sản xuất năng lượng.
Khi hệ tim mạch hoạt động kém hiệu quả do ít vận động, số lượng ty thể trong tế bào sẽ giảm, dẫn đến giảm cung cấp năng lượng cho cơ thể và gây ra mệt mỏi.
12 - Các rối loạn về cơ bắp
Thiếu thể dục vận động, cơ bắp sẽ trở nên mỏng và yếu.
Thiếu vận động thậm chí có thể dẫn đến teo cơ. Điều này có nghĩa là cơ của bạn sẽ giảm khối lượng, mất linh hoạt và dễ bị thương tổn.
13 - Hệ thống miễn dịch yếu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu không tập thể dục thường xuyên, hệ thống miễn dịch dần bị yếu đi nên dễ bị cúm và cảm lạnh thông thường.
Nếu hay mắc các bệnh thông thường khi thời tiết thay đổi, tập thể dục thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
14 - Tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm
Người ít vận động thể chất có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng - theo WHO. Hoạt động thể chất giúp giải phóng các hóa chất trong cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Tóm lại, để tránh những vấn đề về sức khỏe, ngoài một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được (như giới tính, sắc tộc, tuổi tác và di truyền), yếu tố nguy cơ như thói quen sống kém vận động hoàn toàn có thể thay đổi được.
Chúng ta có thể tiến hành một số hình thức vận động đơn giản và hiệu quả như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội.
Tận dụng cơ hội vận động nhiều hơn mỗi ngày, chẳng hạn đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày mỗi tuần sẽ mang lại sự cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)
Các tin tức khác
- Củ thần thánh cho dạ dày: Nghệ ( 4/04/2019 8:36)
- Bông cải xanh giúp giảm bệnh tiểu đường týp 2 ở người béo phì ( 3/04/2019 8:16)
- 9 bí quyết sức khỏe từ quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới ( 2/04/2019 8:19)
- Những điều cần lưu ý khi uống vitamin C ( 1/04/2019 6:20)
- Rau ngót - Cây rau, cây thuốc quý (31/03/2019 6:06)
- Cách đối phó viêm dạ dày (28/03/2019 8:34)
- Lợi ích sức khỏe khi ăn quả cả vỏ (27/03/2019 8:41)
- Nên tránh ăn uống gì khi bị táo bón (26/03/2019 6:04)
- Ngủ bù lợi hay hại với sức khỏe? (24/03/2019 5:53)
- Cách hạn chế vi khuẩn kháng thuốc (21/03/2019 8:11)