-
Hạnh nguyện lớn của người tu.Sống phải biết yêu thương mọi loài, lấy trí tuệ làm sự nghiệp cho đời mình và lãnh lấy trách nhiệm “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, để đem đạo vào đời giúp đơi tỏ đạo và giúp cho tất cả mọi người thoát khỏi cảnh khổ hướng đến giá trị chân thiện mỹ.Xem tiếp
-
Không nên lầm tưởng nghiệp là hồnCó người nghĩ rằng nghiệp chi phối tất cả đời sống con người, nghiệp là chủ động, nghiệp tồn tại mãi mãi, thì nghiệp chẳng khác gì linh hồn bất tử. Đó là một quan niệm sai lầm. Đạo Phật không bao giờ công nhận có linh hồn bất tử. Đạo Phật đã chủ trương mọi sự mọi vật, đều vô thường, thì không lý nào lại công nhận có một linh hồn vĩnh viễn trưòng tồn, bất biến.Xem tiếp
-
Tôi có cái bạn muốnCó phải chăng tất cả mọi người trong chúng ta, ai cũng muốn có hạnh phúc? Chúng ta ai cũng muốn được thảnh thơi, an vui trong cuộc đời. Chúng ta muốn cảm thấy mình là một phần của một cái gì to tát hơn là cái tôi giới hạn và nhỏ bé này. Chúng ta cần một cảm giác sung túc trong nội tâm để ta có thể san sẻ với những người khác. Chúng ta cần một ý thức trọn vẹn về sự liên hệ giữa ta với những sự sống khác, để ta biết thương yêu hết tất cả mọi người.Xem tiếp
-
Nghĩ đến quả trước khi gây nhânTrong mọi hành động của chúng ta, bao giờ cũng nên nghĩ đến quả, mà trồng nhân. Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày. Chứ những người sáng suốt làm việc có kế hoạch khôn ngoan, thì bao giờ cũng nhắm cái đích, rồi mới đi tới, hình dung rõ ràng cái quả rồi mới trồng nhân.Xem tiếp
-
Phiền não và Hạnh phúcKhi trạng thái tâm (tâm sở) thiện bị đem ra khỏi tâm, phiền não tuôn vào quấy phá. Phiền não trong tâm là nguyên nhân hình thành ý tưởng bất thiện, loại phiền não tư tưởng, như ý muốn chiếm đoạt, hay ý muốn hãm hại, và cuối cùng trở thành loại phiền não tác động, biểu hiện ra bên ngoài thành hành động và lời nói bất thiện.Xem tiếp
-
Con dấu hạnh phúcVề Sơn Cốc, ngôi nhà nhỏ bình yên với rừng tre Ca Lan Đà râm mát, bên suối Tào Khê róc rách, thầy tôi nằm đưa võng và chúng tôi ngồi quây quần bên Thầy. Tiếng chim líu lo trong một ngày nắng đẹp, tôi thấy tuổi thơ mình trở về gần gũi và thân quen như những ngày về quê ngoại. Tịnh Độ hay ta bà, mơ hay thật? Khi Thầy tôi ngồi đó vẽ những vòng tròn thư pháp như đang chơi một trò chơi trẻ con.Xem tiếp
-
Quyền lực tâm linh - tự do, an ninh và hạnh phúcĐối với chúng ta quyền lực có ý nghĩa gì? Tại sao ai cũng tìm mọi cách để đạt cho được quyền lực? Cho dù có thể không để ý, nhưng phần đông chúng ta luôn luôn cố đạt cho được một địa vị có quyền lực bởi vì ta tin rằng quyền lực giúp ta làm chủ được đời sống, đem lại cho chúng ta tự do và hạnh phúc - những gì ta mong muốn nhất.Xem tiếp
-
Bằng con mắt quán chiếu...Có một đôi mắt sáng là có phương tiện để nhìn cuộc sống xung quanh. Đó là điều may mắn mà ta (thường) chỉ nhận ra khi vô tình biết về một đôi mắt vĩnh viễn mất đi ánh sáng của một ai đó. Hoặc, tệ hại hơn là khi ta không còn được sáng mắt như xưa nữa (mờ hoặc mù) thì ta mới nhận ra sự có mặt vô giá của đôi mắt sáng. Ý thức thiếu trân quý những cái mình đang có hình thành cố hữu trong ta vì mình nghĩ nó còn đó, mãi mãi như thế với mình; ý thức ấy chỉ bị thay thế và vỡ vụn muộn màng khi những cái đã từng có mất đi hoặc mình chợt chạm vào những bất hạnh xung quanh.Xem tiếp
-
Vượt thoát sợ hãiỞ đây, chúng ta thấy được rằng, có bốn sự sợ hãi mà chúng ta phải luôn đối diện trong đời sống này. Để hiểu rỏ hơn từng chi phần trên, chúng ta cùng nhau bàn luận nội dung của kinh văn.Xem tiếp
-
Tình Mẫu TửBàn tay mẹ quạt mỗi trưa hè nóng bức, dù cho đôi tay mỏi rời nhưng sợ con tỉnh giấc mẹ vẫn không ngừng quạt và cả cuộc đời này không ai yêu con bằng mẹ. Không ai vì con suốt cuộc đời giống mẹXem tiếp
-
Hạnh phúc xả lyỞ đời người ta thường cho rằng hạnh phúc là khi ta có được cái này, hay cái khác: có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp, con ngoan, có tài sản, quyền thế .v.v…Xem tiếp
-
Không cảm thấy đủPhẩm chất của hành động của bạn phụ thuộc vào phẩm chất sự có mặt của bạn. Đề nghị bạn hăng hái để hiến tặng hạnh phúc, làm cho người khác hạnh phúc. Đó là việc làm tốt đẹp.Xem tiếp
-
Sợi dây ràng buộc trông chờKính lạy Đức Thế Tôn Ngài là một con người tự do. Ngài đã tháo gỡ được những sợi dây ràng buộc nên Ngài sống rất thảnh thơi. Ngài đã chỉ cho chúng con những sợi dây ràng buộc mà chúng con chưa tháo gỡ được.Ngài gọi tên những sợi dây đó là thập triền, thập sử, thập kết.Xem tiếp