Trí huệ là nhìn thấy những gì đang hiện diện. Trí huệ rõ ràng là có thể giải thoát chúng ta khỏi những phiền não ghen tuông, giận dữ, và cho phép hạnh phúc ùa vào. Mỗi người chúng ta đều có trí huệ, mặc dù chúng ta không luôn luôn sử dụng để làm tăng hạnh phúc của chúng ta.
Ví dụ, chúng ta có thể biết rằng lòng ham muốn hay thù hận là trở ngại cho hạnh phúc của chúng ta, rằng chúng chỉ mang lại lo lắng và sợ hãi. Chúng ta biết rằng điều này, điều khác không đáng để ta phải mất ngủ. Nhưng chúng ta lại bỏ thời gian và sức lực để chúng ám ảnh. Chúng ta giống như con cá từng bị mắc câu, biết có một cái móc bên trong miếng mồi. Nếu chú cá sử dụng trí huệ, chú sẽ không cắn mồi vì biết chú sẽ bị mắc câu.
Thông thường, chúng ta như những con cá, chỉ cắn vào miếng mồi mang tên tham ái hay thù hận, và bị mắc câu. Chúng ta thường bị mắc kẹt và dính mắc vào những việc không đáng quan tâm. Nếu chánh niệm và định (sự tập trung tư tưởng) đã có, thì huệ (cái nhìn sâu sắc) sẽ ở đó và giúp chúng ta, những con cá, tự do bơi đi.
Trong mùa xuân khi có rất nhiều phấn hoa bay trong không khí, một số người bị khó thở do dị ứng phấn hoa. Ngay cả khi chúng ta không chạy năm dặm mà cũng thấy mệt vì khó thở và chỉ muốn ngồi hay nằm xuống. Vì thế, trong mùa đông, khi không có phấn hoa, thay vì phàn nàn về cái lạnh, chúng ta hãy nhớ về việc chúng ta không thể ra ngoài vì phấn hoa trong suốt mùa xuân. Vào mùa đông, phổi của chúng tôi rất sạch và chúng ta có thể đi bộ ngoài trời với thời gian ngắn và hít thở không khí trong lành. Chúng ta nhớ đến kinh nghiệm trong quá khứ một cách có ý thức để trân trọng những điều tốt đẹp mình hiện đang có.
Trong quá khứ có khi chúng ta gặp một vài điều đau khổ, hay thậm chí có thể cảm thấy giống như địa ngục. Nếu chúng ta nhớ những nỗi đau đó, không buông bỏ, chúng ta có thể dùng kinh nghiệm này để nhắc nhở bản thân mình: "Bây giờ mình mới may mắn làm sao. Mình không còn ở trong địa ngục đó nữa. Mình hạnh phúc”. Đó là trí huệ. Và trong giây phút đó, niềm vui, hạnh phúc của chúng ta nhanh chóng lan tỏa.
Bản chất của việc thực hành có thể được mô tả như một quá trình chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc. Quá trình này không phức tạp, nhưng nó đòi hỏi chúng ta tu tập chánh niệm, tập trung (định), và cái nhìn sâu sắc (huệ).
Đầu tiên, tất cả chúng ta cần trở về với chính mình, dùng đau khổ để tạo ra an lạc, đối xử nhẹ nhàng với nỗi đau của mình, và nhìn sâu vào tận gốc rễ của nỗi đau. Điều này đòi hỏi chúng ta buông bỏ những đau khổ vô ích và có một cái nhìn sâu hơn về hạnh phúc.
Cuối cùng, chúng ta cần nuôi dưỡng hạnh phúc hàng ngày, với sự nhận biết, sự thấu hiểu và lòng từ bi cho bản thân và cho những người quanh ta. Chúng ta thực hành các bước này, hướng dẫn cho những người thân yêu, và cho cộng đồng lớn hơn cùng thực hành. Đây là nghệ thuật của khổ đau và cũng là nghệ thuật của hạnh phúc. Với mỗi hơi thở, chúng ta xóa đi khổ đau và tạo ra niềm vui. Với mỗi bước đi, trí huệ sẽ nở hoa.
Theo Lion's Roar
Việt dịch: Diệu Liên Hoa
Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh
Các tin tức khác
- Làm sao để chấm dứt mọi mong cầu? (20/07/2016 2:31)
- Khởi dậy những hạt giống tích cực (19/07/2016 1:37)
- Bố thí không phải để người khác yêu quý (19/07/2016 1:33)
- Thiền tập (18/07/2016 2:44)
- Có thực sự cần thiết không? (18/07/2016 2:27)
- Buông xả (17/07/2016 3:02)
- Khai thị của thiền sư Dozen (Đạo Nguyên) (17/07/2016 2:58)
- Phương thuốc chữa lành nỗi đau khổ (16/07/2016 1:39)
- Thiền để làm chủ bản thân tốt hơn (16/07/2016 1:21)
- Đạo đức là lòng quyết tâm giúp đỡ người khác (15/07/2016 2:19)